Ấn Độ Cấm Xuất Khẩu Hành

Ấn Độ Cấm Xuất Khẩu Hành

Đây là lệnh tạm dừng xuất khẩu đường lần đầu tiên trong 7 năm qua. Lượng mưa ở các khu vực trồng mía hàng đầu của Ấn Độ thấp hơn 50% so với mức trung bình trong năm nay nên sản lượng đường của quốc gia này có thể giảm tới 3,3% xuống còn 31,7 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10.

Các doanh nghiệp trong nước cũng đang ngóng thông tin từ Ấn Độ

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 4,7 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 3 tỉ USD, tăng 10,4% về lượng và tăng đến 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, nhờ giá xuất khẩu duy trì ở mức cao.

Mặt bằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng kể từ ngày 20/7/2023, khi Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng 5% tấm để đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá gạo nội địa. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện tại cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng 60 USD/tấn; còn sản lượng xuất khẩu tăng mạnh ngay từ đầu năm và đạt con số cao kỷ lục.

Mới đây, theo báo cáo của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt 73,40 triệu Đô la Singapore (SGD) (hơn 54,6 triệu USD), tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023. Chiếm 32,69% thị phần, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024. Đáng chú ý, việc tận dụng cơ hội từ lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati của Ấn Độ đã đưa gạo tẻ trắng Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore (chiếm 48,62%).

Hơn một năm sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, điều các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam quan tâm lúc này đó là nếu Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo thì hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nếu Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ khiến nguồn cung trên thị trường thế giới tăng nên giá sẽ giảm. Tuy nhiên, trong trường hợp đó khả năng họ sẽ xả kho dự trữ và bán gạo cho các thị trường truyền thống như châu Phi, Trung Đông, nên không ảnh hưởng nhiều đến các thị trường truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhạy cảm, các doanh nghiệp cũng không nên chủ quan.

Còn theo ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% sản lượng. Do đó, tất cả các động thái, quyết định liên quan đến xuất khẩu gạo của nước này đều có tác động đến tất cả các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam và Thái Lan, đây là những nước nước xuất khẩu gạo lớn.

Theo đó, ảnh hưởng đầu tiên đó là nhu cầu sản lượng nhập gạo của các đối tác của Việt Nam. Khi các đối tác có thêm lựa chọn từ nhà cung cấp Ấn Độ, gạo của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh, có thể sản lượng sẽ ít đi. Tác động thứ hai đó là giảm giá gạo xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Như Cường, qua theo dõi tình hình hiện nay, nhu cầu gạo của thế giới vẫn cao và sản lượng không phải là quá dư thừa nên nếu Ấn Độ có gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng thì cũng ít ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

https://congthuong.vn/lenh-cam-xuat-khau-gao-cua-an-do-nhung-dong-thai-moi-nhat-335429.html

Ngày 28.7, Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu cả cám gạo đã tách dầu. "Xuất khẩu cám gạo đã tách dầu theo mã ITC HS 2306 và bất kỳ mã HS nào khác đều bị cấm cho đến ngày 30.11.2023", thông báo cho biết.

Cám gạo đã tách dầu cũng bị Ấn Độ đưa vào danh sách cấm xuất khẩu

Theo báo chí Ấn Độ, lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi gồm gia súc, gia cầm và cả thủy sản tăng vọt. Điều này đã dẫn đến giá sữa, các sản phẩm sữa trong nước tăng đáng kể. Trong trường hợp giá thức ăn gia súc tăng đến 25%, cám gạo tác dầu được sử dụng như nguồn thức ăn bổ sung và thay thế.

Trong niên vụ 2022 - 2023, Ấn Độ đã sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn cám gạo đã tách dầu so với con số 5 triệu tấn của năm trước. Do nguồn cung khan hiếm, giá mặt hàng này đã tăng hơn 3 lần trong vài tuần gần đây.

Trước đó, ngày 25.7 tờ The Times of India cho biết, Tập đoàn Lương thực Ấn Độ (FCI) ngừng cung cấp gạo cho các đối tác gồm gần 100 nhà máy chưng cất sản xuất ethanol. Các nhà máy này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Ngày 20.7, Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu các loại gạo trắng (trừ gạo Basmati). Lệnh cấm này đã khiến giá gạo khắp châu Á tăng mạnh, ngày 28.7 tại các nguồn cung chính là Thái Lan và Việt Nam giá đã chạm mức dự báo 600 USD/tấn như các dự báo đưa ra trước đó.

Các tính toán từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy, trên phạm vi toàn cầu trong năm 2023 nguồn cung gạo dự báo thiếu hụt từ 7 - 9 triệu tấn.

Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, giá cám gạo cũng luôn duy trì mức cao từ 7.500 - 8.500 đồng/kg. Mức giá này cao hơn từ 500 - 1.000 đồng so với giá lúa thường tại ruộng cùng thời điểm.

Chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News (có trụ sở tại Singapore) thông tin Ấn Độ vừa ban hành quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Tuy nhiên, kèm theo điều kiện giá sàn để xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn. Hiệu lực áp dụng từ ngày 28-9.

Một ngày trước đó, Ấn Độ cũng giảm thuế xuất khẩu gạo đồ, gạo lứt và gạo nguyên liệu xuống còn 10%, có hiệu lực từ ngày 27-9.

Trước đó, Ấn Độ giảm và sau đó bỏ chính sách giá sàn đối với gạo basmati để tạo thuận lợi cho dòng gạo cao cấp này tiếp cận với các thị trường sinh lợi như: Châu Âu, Trung Đông và Mỹ.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basamati của Ấn Độ được đưa ra từ tháng 7-2023 nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước sau do khô hạn, mất mùa.

Theo Reuters, dự trữ gạo tại Tổng công ty Lương thực Ấn Độ vào đầu tháng 9 ở mức 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm ngoái, bảo đảm an ninh lương thực trong nước và sẵn sàn tham gia xuất khẩu gạo trở lại.

Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến giá các mặt hàng gạo trắng thông dụng như IR50404

Ngoài ra, nước này đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch mới trong năm với dự báo trúng mùa do thời tiết thuận lợi và diện tích canh tác tăng.

Trước khi hạn chế tham gia thị trường xuất khẩu gạo, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, chiếm đến 40% thị phần nên các chính sách điều hành của nước này ảnh hưởng lớn đến thương mại gạo toàn cầu và giá gạo của các nước xuất khẩu chính trên thế giới như: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Pakistan,...

Động thái này của Ấn Độ được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam theo dõi sát sao bởi ảnh hưởng lớn đến giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới.

Với việc Ấn Độ tham gia thị trường xuất khẩu gạo trở lại khiến nguồn cung dồi dào, gây áp lực lớn trong việc giảm giá gạo, đặc biệt là phân khúc gạo trắng thông dụng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng ít nhất trong năm 2024, ngành gạo Việt Nam không ảnh hưởng lớn do nguồn cung không có nhiều, đặc biệt ở phân khúc trên. Từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm ngoái nên không lo ngại về tồn kho.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam còn 562 USD/tấn, cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan đang ở mức 556 USD/tấn và Pakistan là 532 USD/tấn.

Động thái mới từ thị trường Ấn Độ

Theo Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ, tính đến ngày 1/7, tồn kho gạo của Ấn Độ là 48,51 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng gần 19% so với năm 2023. Bên cạnh đó, Cục khí tượng Ấn Độ dự báo trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, thời tiết sẽ thuận lợi cho việc gieo trồng vụ Kharif (là vụ gieo trồng chính, cung cấp 80% tổng sản lượng lúa của Ấn Độ).

Tính đến ngày 8/7, diện tích trồng trọt tại Ấn Độ đạt 6 triệu ha, tăng 19% so với năm 2023. Do đó, trong bối cảnh nguồn cung gạo dự kiến tiếp tục tăng, nhu cầu gạo được đảm bảo, các kho dự trữ quá tải và tác động tiêu cực của lệnh cấm xuất khẩu gạo đến thị trường xuất khẩu, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lệnh hạn chế xuất khẩu gạo theo hướng: Giảm giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati từ mức 950 USD/tấn xuống 800 – 850 USD/tấn; Giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ và đưa ra mức thuế cố định đối với các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ – thông tin, ngày 18/7 vừa qua, chúng tôi đã tháp từng với Đại sứ Việt Nam và làm việc với Tổng cục trưởng Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ và họ cho biết sẽ tổng hợp lại sản lượng gieo trồng và sản thu hoạch lúa gạo trong thời gian tới, nếu đảm bảo được nguồn cung lương thực thì Chính phủ sẽ thay đổi chính sách lúa gạo của Ấn Độ. Đây là một động thái hết sức quan trọng. Hiện, thị trường này đang xuất khẩu hơn 40% tổng lượng lúa gạo của toàn cầu. Một động thái của thị trường này sẽ ảnh hưởng đến thị trường lúa gạo toàn cầu, các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Tại thị trường trong nước ngày 29/7, trên thị trường lúa, giá hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ với một số mặt hàng so với ngày hôm qua: Lúa IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.000 – 7.300 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 6.900 – 7.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa Nhật ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.900 – 7.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ở mức 10.700 – 10.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 duy trì ở mức 12.500 – 12.600 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 448 USD; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 559 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 535 USD/tấn.

Việc không ghi nhận sự điều chỉnh giá gạo xuất khẩu tại thời điểm này giúp doanh nghiệp có sự chủ động hơn và dễ dàng thu mua lúa. Dự báo, cho thấy giá gạo sẽ hồi phục trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu gạo vào dịp cuối năm thường tăng từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam.