Bản Đồ Giao Thông Thành Phố Cần Thơ

Bản Đồ Giao Thông Thành Phố Cần Thơ

Quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ được thể hiện trong bản đồ định hướng và phát triển không gian đến năm 2030.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THỚI LAI – TP. CẦN THƠ

Huyện Thới Lai gồm 12 xã: Định Môn, Đông Bình, Đông Thuận, Tân Thạnh, Thới Tân, Thới Thạnh, Trường Thắng, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Xuân Thắng và 1 thị trấn: Thới Lai.

Bản đồ Hành chính Huyện Thới Lai – TP Cần Thơ

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN CÁI RĂNG – TP. CẦN THƠ

Quận Cái Răng có 7 phường bao gồm: Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh.

Bản đồ hành chính Quận Cái Răng – TP Cần Thơ

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN NINH KIỀU – TP. CẦN THƠ

Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, Quận Ninh Kiều được chia thành 11 phường: An Bình, An Cư, An Hoà, An Khánh, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh.

Quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ

Về quy hoạch giao thông, ngày 28/08/2015 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1515/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về quy hoạch phát triển giao thông, thành phố Cần Thơ được quy hoạch như sau:

Về giao thông đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, gồm: Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ; tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; tuyến Cần Thơ – Cà Mau; tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn đi qua thành phố Cần Thơ từ cầu mới qua sông Hậu); Cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ: 1A, 80, 91B, Nam sông Hậu; Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh kết nối khu vực nội ô với các đô thị ngoại thành, giữa các thị trấn ngoại thành và với các đô thị khác trong vùng; Xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Thốt Nốt. Trong định hướng dài hạn, xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Ô Môn.

Về giao thông đường thủy đối ngoại, tăng cường cải tạo nạo vét luồng lạch các tuyến giao thông thủy quốc gia: Sông Hậu, kênh Cái Sắn, sông Cần Thơ, kênh Xà No, sông Ô Môn, kênh Thị Đội, kênh Thốt Nốt; Hoàn thiện, nâng cao năng lực của cụm cảng Cần Thơ, bao gồm các khu bến Cái Cui, Hoàng Diệu – Bình Thủy, Trà Nóc – Ô Môn, trong đó Cái Cui là khu bến chính, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực; Xây mới và nâng cấp các bến cảng, bến tàu trên các tuyến giao thông thủy quốc gia phục vụ cho vận tải hàng hóa và hành khách, đồng thời sẽ xây dựng thêm một số bến tàu tại các điểm đô thị mới để tăng cường năng lực vận tải thủy của thành phố.

Đường sắt đối ngoại: Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ và có các tuyến rẽ đi Long Xuyên và Cà Mau.

Về hệ thống giao thông đối nội, khu vực các quận nội ô: Xây dựng mới, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục chính đô thị đồng bộ với các nút giao thông, đảm bảo kết nối giữa các tuyến đường đối ngoại với mạng lưới đường chính của thành phố. Các trục chính đô thị hiện hữu gồm: Quốc lộ 91 (đường Cách Mạng Tháng Tám), quốc lộ 91B, quốc lộ Nam sông Hậu, đường Mậu Thân, đường Võ Văn Kiệt, đường 30 tháng 4, đại lộ Hòa Bình, đường Trần Phú, đường Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Văn Cừ; Các thị trấn: Mạng lưới đường phát triển trên cơ sở kết hợp giữa nâng cấp cải tạo hệ thống đường hiện hữu với xây dựng mới đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

Giao thông công cộng: Tổ chức giao thông công cộng trong thành phố bằng hệ thống xe buýt nối các khu đô thị có nhu cầu giao thông cao theo các trục đường chính. Dự kiến xây dựng các tuyến xe điện nối các khu đô thị của thành phố.

Thành phố Cần Thơ thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

Quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10-2-2012), về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL (TP Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Cà Mau, Kiên Giang) có các tuyến quốc lộ 1 (chiều dài đi qua vùng 80,9 km), quốc lộ 61 (44,3 km), quốc lộ 63 (114,8 km), quốc lộ 80 (183 km), quốc lộ 91 (142,1 km), quốc lộ 91B (15,8 km), quốc lộ 91C (35,5 km), đường N1 (106,3 km), đường Hồ Chí Minh (301 km), đường hành lang ven biển (220 km), Quản Lộ-Phụng Hiệp (11,5 km), Nam Sông Hậu (9,5 km) và Cần Thơ-Vị Thanh (44,7 km). Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm các tuyến: Cửa Tiểu-biên giới Campuchia (chiều dài 218 km), Định An – biên giới Campuchia (221 km), Sài Gòn-Cà Mau qua kênh Xà No (336 km), Sài Gòn-Cà Mau tuyến duyên hải (367 km), Sài Gòn-Kiên Lương qua kênh Lấp Vò (320 km), Sài Gòn-Kiên Lương qua kênh Tháp Mười số 1 (288 km), Mộc Hóa-Hà Tiên (214 km), Rạch Giá-Cà Mau (109 km), Cần Thơ-Cà Mau qua Quản Lộ – Phụng Hiệp (102 km). Kết cấu hạ tầng đường biển gồm: Cảng Cần Thơ (cỡ tàu tiếp nhận lớn nhất 20.000 DWT), An Giang (5.000 DWT), Cà Mau (10.000 DWT), Kiên Giang (10.000 DWT), Phú Quốc (3.000 DWT) và các luồng hàng hải Định An – Cần Thơ dài 112 km, Năm Căn – Bồ Đề dài 45,5 km. Kết cấu hạ tầng đường hàng không gồm: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ (công suất 3-5 triệu hành khách), Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc (2,26 triệu hành khách), Cảng Hàng không Rạch Giá (0,2 triệu hành khách), Cảng Hàng không Cà Mau và Sân bay Năm Căn phục vụ mục đích quân sự.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, đến nay, một số dự án trong Quy hoạch GTVT vùng cơ bản hoàn thành, đảm bảo đúng tiến độ, bám sát quy hoạch. Về đường bộ, các dự án đều đảm bảo theo quy hoạch như: nâng cấp cải tạo quốc lộ 1, quốc lộ 91, xây dựng và hoàn thành một số đoạn tuyến của đường hành lang ven biển phía Nam và đường Hồ Chí Minh… Đồng thời, khởi công xây dựng một số cầu lớn như: Vàm Cống, Năm Căn, Long Bình. Việc hình thành 5 hành lang vận tải chủ yếu của vùng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Các tuyến đường cao tốc đang triển khai nghiên cứu như: Mỹ Thuận-Cần Thơ… Về đường thủy nội địa, cơ bản đang triển khai thực hiện và tuân thủ đúng theo quy hoạch. Đường biển hoàn thành nâng cấp khu bến Cái Cui năm 2013 – cảng Cần Thơ và khởi công xây dựng luồng hàng hải Quan Chánh Bố năm 2012. Đường hàng không hoàn thành và đưa vào sử dụng Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN BÌNH THỦY – TP. CẦN THƠ

Quận Bình Thuỷ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 8 phường: An Thới, Bình Thủy, Bùi Hữu Nghĩa, Long Hòa, Long Tuyền, Thới An Đông, Trà An, Trà Nóc. Phường Bình Thủy là trung tâm của quận.

Bản đồ Hành chính Quận Bình Thuỷ – TP Cần Thơ

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ là một trong 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương của Việt Nam: Cần Thơ – Đà Nẵng – Hải Phòng – Hà Nội – TP HCM. Tp. Cần Thờ là thành phố là thành phố thủ phủ đông dân & phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ là Đô thị loại I về kinh tế – tài chính – văn hóa – xã hội & giáo dục lẫn y tế của Miền Tây. Cần Thơ là thành phố lớn thứ năm của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội – Đà Nẵng – Hải Phòng.

Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ với 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc gồm có 5 Quận (Quận Bình Thủy – Quận Cái Răng – Quận Ninh Kiều – Quận Ô Môn – Quận Thốt Nốt) và 4 Huyện (huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền, huyện Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh) với 83 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 thị trấn, 42 phường và 36 xã (chia thành 630 khu vực, khóm, ấp). Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố Cần Thơ.