Các Xã Của Huyện Thanh Bình Đồng Tháp

Các Xã Của Huyện Thanh Bình Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích của tỉnh là 338.384 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố là Cao Lãnh, Sa Đéc; 1 thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành), với 119 xã, 8 thị trấn và 17 phường.

Địa chỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp

Hiện nay tại huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm, khi muốn làm bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có thể đến địa chỉ:

Trụ sở của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp có địa chỉ tại: Số 04, đường Nguyễn Thái Học, phường Hòa Thuận, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Văn phòng Đại diện tại thành phố Sa Đéc có địa chỉ tại: Số 34, đường Hai Bà Trưng, phường 3, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Đồng Tháp thuộc miền nào?

Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Tỉnh Đồng Tháp là nơi một nhánh của sông Mekong chảy vào lãnh thổ Việt Nam tạo nên sông Tiền. Đây cũng là tỉnh duy nhất có diện tích nằm ở cả hai bên bờ của nhánh sông này. Tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý từ 10°07′ – 10°58′ vĩ độ Bắc và từ 105°12’ – 105°56′ kinh độ Đông.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là: 03 thành phố: Sa Đéc, Hồng Ngự, Cao Lãnh; 09 huyện: Hồng Ngự; Lấp Vò; Cao Lãnh; Lai Vung; Châu Thành; Thanh Bình; Tân Hồng; Tháp Mười; Tam Nông. Trong đó, TP. Cao Lãnh là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa của tỉnh.

Tỉnh Đồng Tháp có hai cửa khẩu quốc tế lớn là cửa khẩu Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và cửa khẩu Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng với 05 cặp cửa khẩu phụ. Tỉnh Đồng Tháp cách TP HCM khoảng 165 km về phía Tây Nam. Tỉnh Đồng Tháp có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển.

Địa hình của tỉnh được chia thành 2 khu vực lớn là:

Tỉnh Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,19°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 1.170 – 1.520 mm. Điều kiện khí hậu của tỉnh Đồng Tháp tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện.

Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp: Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao - Hướng đi triển vọng

Nguồn tin:  Báo Đồng Tháp, 07/10/2015 Ngày cập nhật: 8/10/2015

Xác định cây màu là một trong những thế mạnh kinh tế, thời gian qua, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thực hiện nhiều chương trình, dự án, mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển cho vùng chuyên canh màu ở các xã cù lao. Việc chính thức đưa vào hoạt động khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 8,4ha ở xã Tân Thạnh, hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng mới cho nền sản xuất nông nghiệp địa phương.

Ớt giống được sản xuất tại khu nông nghiệp công nghệ cao

Ông Nguyễn Văn Thật - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình cho biết: “Với chức năng chính là sản xuất giống cây màu theo quy trình công nghệ cao phục vụ cho vùng màu chuyên canh của huyện; thực hiện các mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; liên kết tiêu thụ nông sản... Dự án Nông nghiệp công nghệ cao do Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm làm chủ đầu tư sẽ mở ra nhiều triển vọng mới cho sản xuất cây màu trên địa bàn huyện Thanh Bình. Qua đây, người nông dân có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hiện đại, giúp tăng lợi nhuận và chủ động hơn trong sản xuất trước bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay”.

Theo phân tích của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba - giảng viên Trường Đại học Cần Thơ: “Thời gian qua, việc sản xuất giống rau của tỉnh Đồng Tháp, cụ thể là cây ớt giống ở huyện Thanh Bình vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi vì khi nông dân sản xuất theo kỹ thuật truyền thống với quy mô nhỏ lẻ sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng ở lứa tuổi cây con. Bên cạnh đó, nếu nông dân sử dụng nguồn cây giống không tốt không những làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận của người sản xuất. Khi tăng chi phí đầu tư cũng đồng nghĩa với ảnh hưởng môi trường sinh thái do sử dụng nhiều loại phân, thuốc hóa học làm bạc màu tầng đất canh tác”.

Cũng theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba, nếu sản xuất cây giống theo quy trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Ecofarm sẽ giúp khắc phục được các yếu tố bất lợi của môi trường, đặc biệt trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như mưa bão, khô hạn thất thường, dịch hại bộc phát do sản xuất thâm canh. Việc sản xuất giống với quy mô lớn, với chất lượng giống đồng nhất sẽ giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất, giúp ngành nông nghiệp huyện Thanh Bình an tâm hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm đặc thù của địa phương, giúp doanh nghiệp mạnh dạn ký kết hợp đồng xuất khẩu và đầu tư công nghệ sấy hay chế biến đa dạng sản phẩm từ ớt.

Ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm Đồng Tháp cho biết: “Sau khi hoàn thiện một số hạng mục, dự kiến trung bình mỗi năm đơn vị có thể cung cấp cho nông dân trên 15 triệu cây giống. Bên cạnh việc sản xuất giống cung cấp cho nông dân ở vùng màu, công ty cũng hướng đến sản xuất một số loại nông sản có giá trị kinh tế cao trong khu nhà kính như: dưa lưới, dưa lê, khoai môn... Ngoài ra, chúng tôi sẽ thực hiện nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho nông dân. Thông qua dự án này, Ecofarm mong muốn giúp người nông dân ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng cơ giới hóa với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp”.

Ngoài mảng hoạt động chính là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Ecofarm cũng là một trong những doanh nghiệp sớm gắn bó trong việc thực hiện liên kết tiêu thụ cho vùng bắp lai nguyên liệu của huyện Thanh Bình. Năm 2014, doanh nghiệp ký kết tiêu thụ 50ha bắp lai cho nông dân ở các xã cù lao, năm 2015 đơn vị mở rộng diện tích liên kết khoảng 80ha. Dự kiến năm 2016, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng liên kết tiêu thụ bắp lai cho nông dân ở huyện Thanh Bình và huyện Tam Nông.

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện Thanh Bình thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp và Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia trong sổ bảo hiểm xã hội).

Thứ hai, đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đơn này người lao động có thể lấy mẫu tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tải mẫu về.

Thứ ba, bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị bản sao có công chứng/ chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nộp các giấy tờ đó đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn hưởng để được giải quyết.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện và hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp nữa mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.