Địa chỉ: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP
Khu du lịch Văn Hóa Phương Nam – Nam Phương Linh Từ
Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam tọa lạc tại xã Long Hưng A, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Với diện tích lên đến 17 ha, gồm 5 hạng mục chính: Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao quanh. Trong đó nổi bật nhất là công trình Nam Phương Linh Từ là nơi tôn vinh, tưởng nhớ 125 nhân vật lịch sử có công khai hoang, mở cõi, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam. Nam Phương Linh từ diện tích 509m², đạt 2 kỷ lục Việt Nam: Đền thờ đầu tiên thờ các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công thời khai mở đất phương Nam.
Ngoài ra còn có một số địa chỉ mà các bác có điều kiện thì cũng nên đi như: đường cổ Phan Bội Châu, thăm những làng nghề truyền thống như làng chiếu Định Yên, làng đóng xuồng Rạch Bà Đài, làng dệt khăn choàng tắm Long Thuận, làng nuôi cá bè Hồng Ngự ….để thấy rõ hơn về cuộc sống của con người nơi đây.
Các món ngon không thể bỏ qua của Đồng Tháp?
Đồng Tháp không chỉ nổi tiếng với những địa điểm du lịch hấp dẫn, mà còn hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon, dân dã đậm chất Miền Tây.
Sợi hủ tiếu phải mềm, không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa cẩn thận, hớt bọt thật kĩ thì nước lèo mới trong và thơm. Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan, phèo… được làm cẩn thận, nóng hổi, ngon lành. Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và rau xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, thực khách trộn tất cả lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của hủ tiếu Sa Đéc. Ngoài hủ tiếu nước thì hủ tiếu khô vị ngon củng không kém.
Hủ tíu Sa Đéc được lợi thế là ngay địa phương có nghề làm bột gạo truyền thống trên 100 năm, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Phú Đông. Bột gạo Sa Đéc là sản phẩm nổi tiếng của địa phương được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh phở, hủ tíu, bún ăn liền và được xuất khẩu ra nước ngoài từ trước năm 1975 đến nay. Hủ tíu được làm từ bột gạo Sa Đéc đẹp và ngon: trắng mịn, ngọt, mềm mà không bở, không vị chua.
ể làm được ốc treo giác bếp thì sử dụng ốc lác. Ốc được bắt về rửa sạch đem đựng vào trong giỏ tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp để hàng ngày ốc ngửi khói bếp. Trước khi mang đi luộc thì bỏ con ốc xuống rửa sạch, cho vào cái chậu có đựng nước pha với trứng gà để khoảng 20 phút khi ốc uống hết nước thì đem ốc đi luộc. Thưởng thức món ăn đặc sản Đồng Tháp này phải thưởng thức từ từ thịt ốc vừa mềm vừa ngọt ăn kèm với vị cay cay của sả ớt thì không gì cưỡng lại được.
Sen là loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, rất nhiều món ăn đặc trưng được chế biến từ sen trong đó món cá lóc nướng cuốn lá sen non là món ăn nổi tiếng của Đồng Tháp mà các bác nên thử một lần.
Cá lóc được nướng nguyên con sau khi nướng xong thì được tưới lên mình cá hành lá trụng qua một ít đậu phộng. Điểm đặc biệt của cá lóc ở nơi đây đó là được ăn với lá sen non. Là sen non vừa mới nhú khỏi mặt nước hai bên vẫn còn cuốn tròn lại với nhau. Cá lóc thịt ngọt bùi chấm với nước mắm cá linh và me chín đốt tạo ra vị cay cay ngọt ngọt cùng với mùi thơm đặc trưng của lá sen sẽ là món ăn mà các bác không bao giờ quên được.
Đây là món ăn nổi tiếng của vùng Lai Vung của Đồng Tháp. Nem chua mà lại ngọt, ăn vào thơm lừng mà lại dễ làm người ta say. Khi thưởng thức, lột ngay lớp vỏ mỏng bên ngoài sẽ thấy lộ ra phần nem đổ hồng, phảng phất chút mùi thơm nhẹ, chỉ khi ném thử mới thấy vị chua ngọt đậm vị của từng nguyên liệu. Nem Lai Vung đã có nhãn hiệu hàng hóa tập thể với 7 cơ sở sản xuất từ năm 2011 là Nem Giáo Thơ, Hoài Giao, Cô Hiệp, Thúy Ngoan, Tư Minh, Út Thẳng và Năm Sơn.
Sau mỗi vụ mùa thì trên những cánh đồng của Đồng Tháp có rất nhiều chú chuột béo ngậy. Chuột được chế biến thành rất nhiều món khác nhau như: chuột xào xả ớt, xào lăn, xé phay, chuột nướng nhưng món ăn ngon nhất, đặc sắc nhất là món chuột quay lu. Chuột làm sạch , sau đó cho vào tẩm ướp gia vị khoảng 15 phút cho thịt ngấm thì bắt đầu cho chuột vào lu để quay. Mất khoảng 1 tiếng để hoàn thành món ăn này. Thịt quay lu có màu vàng óng rất đẹp mắt, da ăn giòn mà không dai, thịt chuột chín mềm và ngọt không có kém gì thịt nai trên rừng. Nếu muốn ăn chuột quay lu ngon thì bạn nên du lịch Đồng Tháp vào mùa nước nổi.
Là một món ăn dân dã đậm chất hương vị đồng quê nhưng hương vị thì rất đặc biệt và không phải nơi nào cũng có. Cá để làm mắm là cá đồng được bắt ở ngoài đồng, ngoài mương. Mắm muốn kho ngon thì phải đổ nước dừa nạo sâm sấp con mắm. Sau đó bắc lên bếp nấu tới khi con mắm nhừ thì bắc xuống lọc kĩ và nêm nếm đầy đủ gia vị nhớ đừng có quên sả, ớt. Mắm kho chấm với bông súng là món ăn tuyệt vời của người dân Đồng Tháp nổi tiếng qua câu ca dao:
Muốn ăn bông súng mắm kho Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm!
Vào mùa nước nổi bông súng mọc trắng đồng, nhổ về để cọng nguyên, rửa sạch sau đó tước bỏ phần da ở bên ngoài. Sau đó bỏ bông súng vào bát rồi chan nước mắm lên trên, bóp nhẹ cho mắm ngấm vào bông súng. Mắm kho bông súng ăn có vị cay cay của ớt sả, vị ngọt của tép cùng với vị giòn giòn của bông súng tạo thành một món ăn đặc trưng của Đồng Tháp. Lần đầu tiên em được ăn món mà vị nó lạ như vậy. Mùi vị thơm, rất ngon và hấp dẫn.
Là một trong số những món ăn đặc trưng mùa nước nổi ở Đồng Tháp lẩu cá linh đông điên điển mê hoặc cả những thực khách khó tính nhất bởi vị ngọt của cá linh, vị chua, thơm giòn của bông điên điển và vị thanh mát của các loại rau sạch trồng vườn.
Đồng Tháp mùa nước nổi gắn liền với hình ảnh của hoa sen bởi đây là thời điểm mà hoa sen nở rộ và đẹp nhất. Về với Đồng Tháp mùa này, bạn không chỉ được dịp ngắm hoa nở mà còn có cơ hội được thưởng thức cực nhiều các món ngon từ sen.
Từ hạt sen, củ sen, ngó sen và cả lá sen nữa, tất cả đều được người địa phương tận dụng để chế biến món ăn. Từ các món có vị ngọt như sữa hạt sen, xôi lá sen, chè sen cho đến các món mặn như kim chi củ sen, ngó sen vào tôm, canh ngó sen đều mang một hương vị riêng có lẽ rất khó để mà lãng quên được.
Cao Lãnh có làng bánh xèo với hơn 10 quán nằm dọc theo sông Cái Sao Thượng, đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú, thu hút du khách khắp nơi. Bánh xèo thịt vịt được xem là đặc trưng của Cao Lãnh. Trong đó, vịt được làm sạch, lóc bỏ bớt các xương to, còn chừa xương nhỏ, bằm nhuyễn cả con. Thay vì cho thịt heo và tôm làm nhân, bánh xèo thịt vịt chỉ dùng thịt vịt kèm củ sắn và giá, ăn kèm nước mắm chua ngọt, các loại rau tươi.
Bánh khọt là một loại bánh làm từ bột gạo khá phổ biến ở miền tây, là món ăn ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Bánh khọt có hình tròn giống như bánh bèo, nhưng làm chín bằng cách chiên trong khuôn có dầu tương tự bánh xèo. Tuy cách chế biến tương tự bánh xèo nhưng bánh khọt vẫn có những nét riêng của mình là vẫn còn giữ được lớp bột vừa chín tới còn mềm và béo ngậy bên trong nhưng bên ngoài thì giòn tan. Cắn miếng bánh Khọt vàng ươm, cảm nhận hương vị bột gạo nguyên chất, thấy cái béo ngậy của dầu mỡ thấm lên vỏ bánh, mùi hành lá, vị đậm đà của tôm lột