. Cứ nghĩ chính tai nghe được, chính mắt thấy được, nhưng đó lại không phải hoàn toàn chân thật.
Bài thuốc trị dứt điểm bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trong những năm chữa bệnh hành thiện giúp đời, lương y Thái Quốc Hưng chú trọng rất nhiều đến căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vị lương y cho biết, đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến mà bệnh nhân thường mắc phải. Căn bệnh phân làm hai loại: suy tĩnh mạch nông, sâu khác nhau. Theo ghi nhận, số người mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng không đi lại được.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Huyền (58 tuổi, quận Thủ Đức, TP.HCM) là một bệnh nhân để lại cho ông nhiều ấn tượng. Bà Huyền bị đau nhức vùng khớp chân và suy giãn tĩnh mạch nặng. Căn bệnh khiến khớp gối của bà bị trắng bệch, phù nề, hai chân bắt đầu teo lại và đau nhức đặc biệt về đêm. Lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình, bà Huyền đến bệnh viện thăm khám và được bệnh viện chỉ định mổ thay khớp gối vì bệnh tình của bà đã quá nặng. Vì tuổi đã cao, hơn nữa, nghe chuyện phải thay khớp gối bà quá sợ hãi nên đành chấp nhận uống thuốc giảm đau để cầm chừng.
Cũng trong thời gian này, qua một người thân, bà biết lương y Hưng có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh nên bà lập tức tìm tới. “Khi đến bà ấy rất lo lắng và sợ hãi. Sợ hãi vì các bác sĩ đã bảo bà chỉ còn cách phẫu thuật thay khớp gối thôi. Thế nhưng, kinh nghiệm lâm sàng tôi nhận thấy rằng, tôi có thể chữa trị căn bệnh cho bà ấy mà không cần phải phẫu thuật như bệnh viện đã chỉ định. Và sự thực là vậy. Do đường sá xa xôi nên mỗi tuần bà ấy chỉ xuống đây chữa trị được một lần vào Chủ nhật. Cùng với việc điều trị khớp gối, tôi kết hợp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch cho bà ấy. Và chỉ sau gần ba tháng điều trị, khớp gối của bà ấy đã hoàn toàn bình phục, không còn hiện tượng trắng bệch, phù nề và không bị căn bệnh hành hạ về đêm như trước nữa. Cùng với đó, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch của bà ấy cũng khỏi hoàn toàn. Bà ấy vui mừng lắm”, vị lương y kể về bệnh nhân ông rất lưu tâm.
Về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, ông phân tích, đây là căn bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông, phụ nữ sau sinh, người béo phì, người cao tuổi... Đối tượng thường mắc phải căn bệnh đa số là nữ giới, tuổi từ 50 trở lên. Ông cho biết, theo Đông y, cơ thể con người có âm dương (khí - huyết), nguyên tắc của nó: khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết trệ. Riêng ở phụ nữ, do vấn đề sinh đẻ nên khí huyết gặp vấn đề và sức khỏe không được như nam giới. Ngoài ra, do nhu cầu làm đẹp và mang giày cao gót nên những tĩnh mạch trong cơ thể của người phụ nữ bị tổn thương khiến họ rất dễ mắc phải căn bệnh.
Thế nhưng, một điều nguy hiểm là nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh nhưng không hề hay biết. Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bi suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân tuy phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa... Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân. Khi mắc phải những triệu chứng đó, người bệnh cứ nghĩ mình bị thiếu chất canxi. Thế nhưng, đó là suy nghĩ sai lầm của người bệnh. Những trường hợp bệnh nhân này, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoặc bệnh nhân không được điều trị đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa và rất phương hại đến sức khỏe.
Biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân... Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân đứng lâu, ngồi nhiều liên tục chân sẽ bị phù, thường thấy vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, mang giày dép thấy chật hơn so với bình thường. Thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Vị lương y nhấn mạnh, vấn đề đặt ra là người bệnh cần được chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm để chữa trị. Nếu có các triệu chứng đau nhức ở chân như trên thì rất có thể đang bị suy giãn tĩnh mạch chân. Thông thường, người bệnh có thể nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, chân bị phù nề, ngứa ngáy, căng nặng, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.
Bài thuốc bổ khí hoạt huyết, thăng dương hay còn gọi là ích khí, thăng dương. Khi máu ở các chi dưới không lên được gây mỏi, tê, nặng chân gây phù chi dưới. Phương dược là bài thuốc cổ phương, nhưng thay đổi liều lượng của phương dược đó thì điều trị có kết quả như Huỳnh Kỳ, Đảng Sâm (bổ khí), Đương Quy (bổ huyết), Đơn Sâm (hoạt huyết), Bạch Truật (bổ tỳ vị) và một số dược liệu khác để điều trị bệnh suy giảm tĩnh mạch nông và sâu. Ngoài ra, bài thuốc còn có thể chữa sa sinh dục đàn bà, trĩ, sa trực tràng và một số bệnh lý khác.
Vị lương y cho biết, thời gian điều trị tùy vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân. Cả phương thuốc điều trị cũng vậy. Tùy từng bệnh nhân mà gia giảm bài thuốc để vận dụng điều trị khác nhau. Tuy nhiên ông khẳng định, với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, nếu bệnh nhẹ thì sẽ thuyên giảm trong thời gian khoảng vài tuần, còn nếu bệnh nặng có thể điều trị từ một đến ba tháng. Tuy nhiên, một điều quan trọng vị lương lưu ý là việc điều trị phải kết hợp giữa bệnh nhân và thầy thuốc. “Bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh cho mình, còn thầy thuốc và phương thuốc chỉ là hỗ trợ điều trị mà thôi”, vị lương y nhấn mạnh.
Lưong y già tâm huyết với nghiệp Đông y
Về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, lương y Thái Quốc Hưng cho biết, đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến mà bệnh nhân thường mắc phải. Căn bệnh phân làm hai loại: suy tĩnh mạch nông, sâu khác nhau. Theo ghi nhận, số người mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, một điều nguy hiểm là nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng là không đi lại được.
Chúng tôi tình cờ biết lương y Thái Quốc Hưng (66 tuổi, Phòng khám Đông y thuộc Trạm y tế phường 5, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trong một lần công tác tại địa phương. Dù tuổi đã cao, nhưng vị lương y vẫn rất linh hoạt và ham mê làm việc. Hằng ngày, ông vẫn miệt mài với nghiệp chữa bệnh cứu người không kể mưa nắng, mệt nhọc. Dù đã gần trưa đứng bóng, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn cố chờ để được ông thăm khám. “Thầy Hưng làm việc nhiệt tình và niềm nở với bệnh nhân lắm. Thế nên, khi người trong gia đình bị những căn bệnh đau nhức thông thường, tôi lại đưa đến thầy chữa trị”, chị Trần Phương Nguyệt (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) vui vẻ tiếp chuyện người viết.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghiệp thuốc, lương y Thái Quốc Hưng cho biết, ông sinh ra trong một gia đình Đông y gia truyền ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẳng ngày trước. Bố ông từng là một thầy thuốc nổi tiếng ở tỉnh miền Trung ngày ấy. Thế nên, từ nhỏ, cùng với việc học chữ, ông đã được truyền thụ, tiếp xúc với cây thuốc và nghiệp hành thiện cứu người. Niềm đam mê Đông y trong ông xuất phát từ việc thấy những cây cỏ đơn thuần mà qua bàn tay của người thầy thuốc lại có thể trở thành phương thuốc chữa được những căn bệnh nan y cho bệnh nhân.
Niềm đam mê với nghiệp thuốc Đông y đã ngấm dần trong máu, nhưng vì chiến tranh loạn lạc, ông đành phải đứt đoạn với nghiệp thuốc một thời gian và kinh qua những công việc khác nhau. Dù ở đâu, làm gì, ông vẫn hướng tới nghiệp thuốc Đông y gia truyền của gia đình mình. Thế nên, sau đó, ông quyết định từ bỏ những công việc mình đang làm, đi học Đông y để có bằng, hợp pháp công việc chữa bệnh vốn là niềm đam mê của mình từ thuở nhỏ.
Sự kì diệu của những cây thuốc quen thuộc có xung quanh vườn nhà lôi kéo ông về với nghiệp thuốc. Từ đó, cùng với những bài thuốc gia truyền học được từ người bố, ông còn kiếm tìm nhiều tài liệu để đào sâu, nghiên cứu. Ông không bỏ qua một cơ hội nào để có thể học hỏi và trau dồi kiến thức về nghề thuốc. “Bố là người hướng dẫn tôi những bước đi đầu tiên trong khi tôi làm quen với nghiệp thuốc và cũng là “người thầy” đầu tiên của tôi. Ngoài ra, ngày đó, ngoài việc học sách vở, tài liệu bố thu thập cho, tôi còn tìm đến những lương y có kinh nghiệm chữa bệnh để học hỏi. Hầu hết họ là những lương y già. Bởi thâm niên chữa bệnh nên họ biết rất nhiều bài thuốc dân gian chữa nhiều căn bệnh khác nhau, kể cả những căn bệnh mà các phương pháp chữa bệnh tiên tiến cũng phải bó tay”, vị lương y thổ lộ.