Tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục được cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Cụ thể là:
Thời gian tiêu chuẩn đào tạo bậc tiến sĩ là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT có quy định về thời gian đào tạo bậc tiến sĩ như sau:
“Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này; mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh”.
Việc đào tạo trình độ tiến sĩ sẽ được tổ chức theo hệ đào tạo chính quy. Nghiên cứu sinh phải đảm bảo hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo đúng thời gian đã quy định.
Người học có thể hoàn thành sớm chương trình đào tạo và nghiên cứu nhưng không quá một năm (12 tháng) so với kế hoạch đào tạo. Đồng thời, người học cũng được tạo điều kiện để bảo lưu chương trình học tập và nghiên cứu nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, tổng thời gian đào tạo không được vượt quá 6 năm (72 tháng), tính từ lúc bạn nhận được quyết định công nhận nghiên cứu sinh đến thời điểm bạn hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ luận án tiến sĩ.
Như vậy, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ sẽ có thể kéo dài từ 3 đến 6 năm kể từ khi quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực.
Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về khái niệm “nghiên cứu sinh là gì?” và những điều kiện được cấp và công nhận bằng tiến sĩ cũng như thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình dự tuyển và đào tạo trình độ tiến sĩ.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
We’re sorry, this site is currently experiencing technical difficulties. Please try again in a few moments. Exception: request blocked
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo tuyển chọn ứng viên cho Chương trình Học bổng Nghiên cứu sinh Fulbright (Fulbright Vietnamese Visiting Student Researcher Program – VSR). Đây là chương trình không cấp bằng và mỗi năm có tối đa 5 suất học bổng toàn phần cho các nghiên cứu sinh đang theo học chương trình tiến sĩ ngành Khoa học và Công nghệ tại một trường tại Việt Nam để nghiên cứu trong thời gian từ 6 đến 10 tháng tại một đại học tại Hoa Kỳ năm học 2025.
Nghiên cứu sinh nhận học bổng (VSRs) sẽ làm việc với một giáo sư tại đại học Hoa Kỳ và không theo học các lớp lấy tín chỉ. Vì nghiên cứu là hoạt động toàn thời gian nên nghiên cứu sinh không được tham gia vào các cơ hội việc làm khác. VSRs dự kiến bắt đầu chương trình trong khung thời gian một năm học của các trường tại Hoa Kỳ (từ tháng 8 đến tháng 5). Học bổng Fulbright là chương trình trao đổi văn hóa và học thuật, vì vậy, VSRs phải lưu trú tại thành phố nơi trường đại học tiếp nhận họ làm nghiên cứu và tham gia giao lưu với cộng đồng địa phương ở Hoa Kỳ.
Ứng viên là giảng viên đại học, hoặc cán bộ/chuyên viên các bộ hoặc các cơ quan chính phủ, hoặc chuyên viên trong các khối tư nhân/các viện nghiên cứu/các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức tương tự. Chương trình ưu tiên những ứng viên có thành tựu trong nghiên cứu học thuật hoặc chuyên môn. Ứng viên phải quay về Việt Nam sau khi chương trình ở Hoa Kỳ kết thúc. Ưu tiên dành cho các ứng viên có ít trải nghiệm hoặc không có trải nghiệm gần đây tại Hoa Kỳ.
Chương trình VSR khuyến khích ứng viên là phụ nữ, người dân tộc thiểu số từ tất cả các tỉnh thành nộp đơn ứng tuyển. Chương trình dành cho mọi ứng viên đạt tiêu chuẩn thông qua cạnh tranh công khai dựa trên thành tích học tập và chuyên môn, không tính tới các yếu tố như sắc tộc, tôn giáo, giới tính hay đơn vị công tác.
Khoa học và Công nghệ. Là một phần trong cam kết của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đào tạo lực lượng lao động công nghệ cao, chương trình Fulbright đặc biệt hoan nghênh hồ sơ của các ứng viên thuộc các ngành kỹ thuật điện, khoa học vật liệu và các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến bán dẫn.
Nộp hồ sơ trực tuyến tại https://apply.iie.org/ffsp2025
THỜI HẠN NỘP HỒ SƠHồ sơ hoàn chỉnh cho năm học 2025-2026 phải được nộp trực tuyến tại https://apply.iie.org/ffsp2025/ trước 17h00 ngày 15/7/2024 (Giờ Việt Nam).
THỜI GIAN HỌC BỔNG: 6 hoặc 10 tháng và VSRs sẽ bắt đầu chương trình của mình trong khung thời gian của một niên học (từ tháng 8 – tháng 5)
HÌNH THỨC HỌC BỔNG: Nghiên cứu toàn thời gian
LIÊN HỆCô Huy Thị Hạnh, Điều phối chương trìnhEmail: [email protected]@state.govĐiện thoại: (84-24) 3850-5089
Khái niệm nghiên cứu sinh là gì?
năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2014, “người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”
Như vậy, nghiên cứu sinh là tên gọi chung của những người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học hoặc thạc sĩ, tiếp tục tham gia các khóa trình nghiên cứu khoa học; kết quả cuối cùng mà họ hướng đến là bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Hay đơn giản hơn, đây là tên gọi chung của những người đang theo học trình độ tiến sĩ tại các trường đại học, học viện nghiên cứu, cơ sở tư nhân mà nơi này được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ luận án tiến sĩ thành công, người học sẽ có được công nhận và trao học vị tiến sĩ. Vậy bạn cần đáp ứng những điều kiện gì để trở thành một nghiên cứu sinh?
Yêu cầu đối với người dự tuyển nghiên cứu sinh
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung đối với người dự tuyển tiến sĩ như sau:
“a) Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
b) Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;
c) Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
d) Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa”
Như vậy, điều kiện đầu tiên là người dự tuyển phải có bằng thạc sĩ đúng với ngành tham gia dự tuyển, hoặc bằng đại học loại giỏi trở lên đúng với ngành tham gia dự tuyển (tùy từng trường hợp mà sẽ có thể yêu cầu xét thêm những văn bằng, chứng chỉ bổ sung).
Theo khoản 2 Điều 7 của Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, người dự tuyển nghiên cứu sinh còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như:
- Nếu là công dân Việt Nam thì phải có một trong các văn bằng sau, để chứng minh về năng lực ngoại ngữ, như sau:
Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do nước ngoài cấp sau khi học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ như: TOEFL iBT từ 46 trở lên; IELTS từ 5.5 trở lên… còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
- Nếu là công dân nước ngoài, muốn đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam bằng tiếng Việt thì “phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.”
Nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, bạn sẽ nhận được quyết định công nhận nghiên cứu sinh từ cơ sở đào tạo, bao gồm: tên nghiên cứu sinh, tên đề tài nghiên cứu dự kiến, ngành đào tạo, người hướng dẫn hoặc người đồng hướng dẫn, đơn vị chuyên môn sẽ quản lý nghiên cứu sinh, thời gian đào tạo, kế hoạch học tập và nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh.