Vấn đề thói quen ở các cấp 1 sẽ khiến các em bị ảnh hưởng, chẳng hạn: Ở lớp 5, học sinh vẫn còn phải viết chính tả và nghe giáo viên phát âm chuẩn. Tuy nhiên, ở chương trình Ngữ Văn lớp 6 thì các em lại phải đi tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo, công dụng của một từ. Tình trạng này khiến bé dễ bị nhầm lẫn giữa các thể loại và chức năng của từ.
So sánh sự khác nhau giữa chương trình tiếng Việt lớp 5 và Ngữ Văn lớp 6
Lớp 6 được xem là một bước ngoặt lớn khi con sắp bước vào môi trường trung học. Đặc biệt ở môn tiếng Việt, con sẽ được làm quen với một tên gọi mới là Ngữ Văn lớp 6. Vì thế, để không gây sự áp lực trên bé ngay từ đầu, bạn có thể giúp con phân biệt rõ giữa tiếng Việt và Ngữ Văn lớp 6 để chuẩn bị cho sự thay đổi các cấp học.
Ở môn tiếng Việt lớp 5, các em được học những cấu tạo cơ bản như từ ( Gồm: từ đơn, từ ghép,...) và câu ( Gồm: câu đơn, câu ghép,...) và các biện pháp tu từ như so sánh và nhân hóa. Nhưng với tiếng Việt lớp 6, em sẽ được học thêm về: Từ thuần Việt, từ mượn, phó từ,... Các câu thì có câu trần thuật đơn và các phép ẩn dụ, hoán dụ.
Về phần đọc hiểu, ở lớp 5 thường yêu cầu các em đọc đúng, đọc hay, có cảm xúc và hiểu được nội dung chính của văn bản. Tuy nhiên, sang Ngữ Văn lớp 6 lại đòi hỏi cao hơn. Cụ thể: Các bé không chỉ hiểu nội dung mà còn phải hiểu chi tiết hơn, biết các nét đặc sắc nghệ thuật và phân tích được câu hay đoạn thơ, nhân vật nào đó,...
Riêng cách làm văn, các em chỉ cần biết cách kể chuyện và miêu tả ở trình độ lớp 5. Nhưng với cấp hai, học sinh phải hiểu được văn tự sự là như thế nào, phân biệt được với văn miêu tả và tác dụng của chúng. Vì lượng kiến thức không ít, bạn hãy chủ động nói cho bé hiểu để con không bị bỡ ngỡ trước khi bước vào lớp.
Bé gặp khó khăn trong quá trình học tác phẩm văn học
Nhìn chung, kiến thức của các tác phẩm lớp 6 sẽ nhiều hơn so với cấp 1, điều này nhằm giúp bé làm quen với hình thức một tác phẩm gồm có nhiều phân đoạn, nhiều câu thoại,... Vì thế, sẽ rất khó để các em cảm thụ hết những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Đặc biệt, đối với những em chưa có kỹ năng đọc hiểu ở cấp 1 thì dễ tạo áp lực cho bé.
Ngoài ra, ở cấp Tiểu học trẻ chỉ học những cái cơ bản, nền tảng về cách diễn đạt ý nghĩa của một tác phẩm. Nhưng mới bắt đầu ở cấp 2, các em lại được học chuyên sâu về nghệ thuật trong văn bản. Kiến thức mới mẻ và sâu rộng nên trẻ thường làm sai, không nắm được cốt truyện, không hiểu nhân vật hay tác giả muốn truyền đạt điều gì.
Mách ba mẹ những bí quyết giúp môn Văn không còn là nỗi sợ của con
Nếu bạn đã hiểu được những khó khăn mà con đang gặp phải khi học Ngữ Văn lớp 6 thì đừng lo nhé. Vì đây là tình trạng chung của nhiều trẻ, kiến thức mới mẻ thì phải cần làm quen và có phương pháp dạy học phù hợp thì mới cải thiện tốt hơn. Monkey sẽ gợi ý cho bạn mẹo hay dạy tiếng Việt lớp 6 giúp đánh bay nỗi sợ Văn của bé nhé.
Với đặc tính của môn Văn chính là chứa quá nhiều chữ, điều này khiến học sinh dễ bị chán và lượng kiến thức mỗi ngày vô cùng nhiều làm trẻ dễ từ bỏ. Con thường bỏ bê và đến tiết học sẽ cảm thấy chán nản, áp lực. Vậy nên, ngay từ bây giờ bạn hãy thay đổi suy nghĩ của bé về môn Văn bằng cách biến nó trở thành một tiết học thú vị.
Cách dạy văn lớp 6 vô cùng đơn giản, đầu tiên bạn hãy nêu những mặt tích cực và ứng dụng của môn Văn trong cuộc sống. Tiếp theo, sau những ngày có tiết học trên lớp, ba mẹ có thể cùng con ôn lại kiến thức bằng cách: Phân vai đóng các nhân vật, làm thơ, đối đáp,... Hoặc tạo ra những trò chơi có phần thưởng nhỏ nhằm tạo hứng thú cho bé.
Xem thêm: Phụ âm trong tiếng Việt là gì? Và những điều thú vị mà bạn chưa biết
HIỂU RÕ “TRƯỜNG ĐẠI HỌC” VÀ “TRƯỜNG CAO ĐẲNG” TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỸ
1. Tổng quan về Đại học và Cao đẳng
Khi nói đến việc học tập ở Hoa Kỳ, mọi người rất hay nhầm lẫn giữa Đại học (University) và Cao đẳng (College). Do hệ thống giáo dục ở Mỹ khác với Việt Nam nên không thể cho rằng chất lượng giảng dạy và chất lượng học sinh nộp vào Cao đẳng kém hơn học sinh vào Đại học. Ví dụ, Cao đẳng Dartmouth luôn nằm trong top đầu của bảng xếp hạng các trường học của Hoa Kỳ, và Cao đẳng Boston xếp hạng cao hơn Đại học Boston dựa trên bảng xếp hạng của U.S. News.
Ngoài ra, các trường được xếp hạng theo chuyên ngành, chất lượng đào tạo sau đại học/tiến sĩ, chương trình học trực tuyến và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khi chọn trường ở Mỹ, bạn không nên mặc định Đại học luôn tốt hơn Cao đẳng. Thay vào đó, bạn nên tham khảo độ xếp hạng của trường ở nhiều khía cạnh khác nhau.
2. Sự khác biệt giữa Đại học và Cao đẳng
Hầu hết các trường Cao đẳng tập trung vào chương trình chưa tốt nghiệp, thường họ sẽ chỉ đào tạo các chương trình cấp bằng Cử nhân mà không có chương trình Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.
Trong khi đó, Đại học thường là các trường đại học lớn, cung cấp các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ và bao gồm nhiều “trường cao đẳng” nhỏ, với mỗi trường tập trung vào một lĩnh vực. Ví dụ, Đại học Harvard được chia nhỏ thành nhiều “School” và “College”, bao gồm Cao đẳng Harvard (Harvard College), trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School), trường luật Harvard (Harvard Law School),... và mỗi sinh viên có chuyên môn khác nhau sẽ học chuyên ngành khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có trường Cao đẳng mà chúng ta có thể hiểu nôm na là tương đương với trường Cao đẳng ở Việt Nam, đó là Cao đẳng cộng đồng (Community College). Hầu hết sinh viên sẽ học tại trường Cao đẳng cộng đồng và lấy bằng Cao đẳng (Associate) trong vòng 2 năm, sau đó chuyển tiếp các tín chỉ kiếm tích lũy lên trường Đại học và học liên thông thêm 2 năm để lấy bằng Cử nhân. Lộ trình 2+2 này khá phổ biến và là một trong những lựa chọn hàng đầu của du học sinh không có thành tích xuất sắc ở trường trung học, hoặc không có đủ điều kiện tài chính để nhập học lấy bằng Cử nhân trực tiếp. Nhiều sinh viên giỏi có thể chuyển tiếp lên các trường đại học lớn sau khi hoàn thành 2 năm tại trường Cao đẳng cộng đồng.
Nói chung là, việc lựa chọn trường học dựa trên danh hiệu Đại học hay Cao đẳng không quan trọng, mà nó phụ thuộc vào ngành bạn muốn theo học, cũng như môi trường và chất lượng giáo dục của trường,...
(Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn)
Á - Âu tự hào là công ty tư vấn du học uy tín 22 năm trên thị trường, hỗ trợ hàng ngàn bạn học sinh xin visa du học Mỹ thành công. Mời bạn tiếp tục theo dõi những kênh truyền thông của Công ty du học Á - Âu để cập nhật những thông tin nóng hổi nhất về tình hình nhập cảnh Mỹ, các chính sách học bổng và ưu đãi hấp dẫn trong học kỳ mới năm 2022.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM
Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73
Rèn luyện cho con thói quen đọc sách
“Đọc sách giúp giỏi văn” là một câu nói đúng về tính chất của môn Văn trong các chương trình học tập. Với những bé đọc nhiều sách, chứng tỏ sự ham thích và đam mê với con chữ vô cùng lớn, từ đó việc học Văn cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với những trẻ không có thói quen đọc sách thì sao?
Ba mẹ hãy bắt đầu từ những cuốn sách mà con thích trước, đó có thể là cuốn truyện ngắn, một cuốn tiểu thuyết hay đơn giản là một bài báo ngắn. Những dụng cụ đó chính là một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong quá trình làm văn phong của con thêm phong phú.
Một cách dạy văn lớp 6 hiệu quả là việc bắt đầu từ những cuốn sách. Vì nó giúp con biết cách viết như thế nào cho cuốn, áp dụng các câu của sách để vận dụng vào bài. Ngoài ra, đọc sách còn giúp con cải thiện trí nhớ, là một hình thức giải trí tốt nhất cho bé và tạo điều kiện cho con điều khiển tốt cảm xúc của bản thân sau này.