Kết hôn đồng giới là vấn đề pháp lý được nhiều quốc gia quan tâm. Hiện nay, tùy thuộc vào quan điểm, truyền thống,.. mà pháp luật các quốc gia có nhiều quy định trái chiều nhau về việc có chấp nhận hay không chấp nhận hôn nhân đồng giới.
Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn?
Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới.
Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ.
Để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.
Như vậy, người chuyển đổi giới tính có được pháp luật cho phép kết hôn hay không?
Điều chỉnh vấn đề này, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây:
- Thứ nhất người này có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Theo đó, giới tính trên giấy tờ pháp lý của người này như căn cước công dân, hộ chiếu,... sẽ phải thay đổi phù hợp với giới tính sau khi chuyển đổi.
- Thứ hai là người này có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Như vậy, sau khi chuyển đổi giới tính pháp luật sẽ công nhận các quyền nhân thân (như là quyền kết hôn, nhận con nuôi...) phù hợp với giới tính mới sau này.
Tuy nhiên cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự về quyền chuyển đổi giới tính.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Theo đó, vì Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Thủ tục đăng ký kết hôn ở Úc và xin visa kết hôn Úc là một trong những vấn đề được đông đảo những người nhập cư theo diện hôn nhân quan tâm. Trong bài viết ngày hôm nay, báo Alo Úc kết hợp cùng Di Trú Đào Nguyễn sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về 2 vấn đề trên.
/ Thủ tục đăng ký kết hôn ở Úc
• Không được đang trong tình trạng kết hôn với người khác • Không được kết hôn với cha mẹ, ông bà, con, cháu, anh chị em. • Phải 18 tuổi trở lên hoặc có sự đồng ý của tòa án về việc kết hôn trong độ tuổi từ 16-18. • Sử dụng ngôn ngữ cụ thể trong buổi lễ • Hiểu được kết hôn có ý nghĩa gì và tự do chấp nhận trở thành vợ chồng của nhau • Gửi thông báo bằng văn bản về việc có dự định kết hôn đến người chứng hôn nhân trong thời gian quy định.
Bạn sẽ cần tìm cho mình một người chứng hôn nhân, hay còn gọi là Marriage Celebrant, là người được quyền thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn tại Úc Người chứng hôn nhân mà bạn chọn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục đăng ký kết hôn ở Úc. Luật Úc không bắt buộc bạn phải là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc thì mới được kết hôn ở Úc. Bạn có thể là du học sinh hoặc người du lịch.
Thủ tục đăng ký kết hôn ở Úc – Di Trú Đào Nguyễn
• Bạn cần phải hoàn thành mẫu đơn thông báo định đăng ký kết hôn (Notice of Intended Marriage). • Sau đó, bạn gửi mẫu đơn này cho người chứng hôn nhân của bạn. Tối thiểu một thángtrước khi được đăng ký kết hôn kết hôn và tối đa là 18 tháng. / Hoặc người chứng hôn nhân có thể giúp bạn hoàn thành các mẫu đơn cần thiết. • Nếu bạn muốn kết hôn sớm hơn thời gian một tháng chờ đợi thì bạn có thể liên hệ người chứng hôn nhân của mình. Một số cơ quan được chỉ định có thể thông qua giấy dự định kết hôn sớm hơn thời gian một tháng. Tuy nhiên chỉ dành cho cho một số trường hợp nhất định. • Bạn cần phải cung cấp bằng chứng về ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giấy tờ tùy thân. Bao gồm việc ly hôn trước kia của bạn (nếu có). Người chứng hôn nhân của bạn có thể yêu cầu bạn làm tờ khai để hỗ trợ cho những bằng chứng mà bạn cung cấp.
Vào ngày kết hôn của bạn, bạn sẽ ký 3 giấy chứng nhận kết hôn. Mỗi giấy chứng nhận sẽ được ký bởi bạn, người chứng hôn nhân và 2 người làm chứng. Người chứng hôn nhân sẽ đưa cho bạn một trong những tờ giấy chứng nhận đó để xác nhận về việc kết hôn của bạn. Người chứng hôn nhân của bạn phải đăng ký việc hôn nhân của bạn với sở registry of births, deaths and marriages tại tiểu bang mà bạn đăng ký kết hôn trong vòng 14 ngày. Bạn sẽ nhận được giấy kết hôn chính thức được sở registry of births, deaths and marriages cấp sau một thời gian nhất định. Thông thường là 30 ngày.
/ Thủ tục xin visa kết hôn ở Úc
Để được định cư ở Úc theo diện kết hôn, bạn cần nộp đơn xin visa hôn nhân và visa này phải được cấp. Khi đang đang ở trên nước Úc, loại visa hôn nhân phù hợp là Partner visa subclass 820/801.
Visa 820 là visa hôn nhân Úc tạm trú dành cho các đương đơn nộp hồ sơ trên nước Úc. Loại visa này cho phép đương sống và làm việc tại nước Úc cùng với vợ/chồng của mình cho đến khi visa thường trú 801 được xét duyệt. Để có được visa thường trú 801, bạn cần phải nộp hồ sơ bổ sung trong khoảng 2 năm kể từ ngày nộp đơn visa 820.
• Bạn phải từ 18 tuổi trở lên tại thời điểm nộp visa • Bạn phải ở Úc tại thời điểm nộp visa và khi visa được cấp; • Bạn phải có người bảo lãnh (vợ / chồng / bạn đời); • Bạn phải đáp ứng được yêu cầu về việc chứng minh mối quan hệ là thật, bằng cách cung cấp bằng chứng. • Bạn phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và nhân phẩm; • Bạn không nợ hoặc nếu có nợ thì phải sắp xếp để trả nợ cho chính phủ Úc;
Visa 801 là giai đoạn 2 trong hồ sơ visa kết hôn Úc. Visa 801 là visa hôn nhân thường trú, được cấp sau 2 năm kể từ ngày đương đơn nộp hồ sơ xin visa 820 tạm trú. Visa 801 cho phép đương đơn định cư tại Úc với tư cách là thường trú nhân. Lưu ý là visa 801 sẽ không được cấp tự động, mà bạn phải nộp hồ sơ bổ sung.
• Bạn phải có visa hôn nhân tạm thời (subclass 820) • Bạn phải chứng minh mối quan hệ tiếp diễn với vợ/chồng của bạn, trừ khi có trường hợp bạo hành gia đình xảy ra hoặc vợ/chồng của bạn qua đời • Bạn phải tuân thủ tất cả các luật và điều kiện về visa 820 • Bạn không được có visa bị hủy bỏ hoặc từ chối trong khi sống ở Úc với visa 820
Hiện nay, chi phí một bộ hồ sơ visa 820/801 là $7,160 cho đương đơn chính. Chi phí dành cho người phụ thuộc là $3,585 nếu trên 18 tuổi. Chi phí cho người phụ thuộc dưới 18 là $1,795.
Việt Nam có đồng ý kết hôn đồng giới không?
Tại Việt Nam, trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực (trước ngày 01/01/2015) thì quy định cũ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 việc kết hôn giữa người cùng giới là hành vi bị cấm thực hiện.
Và hành vi kết hôn giữa những người đồng giới từng được quy định là hành vi trái pháp luật và bị xử phạt hành chính (Theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2011/NĐ-CP - đã hết hiệu lực)
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2024 đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới.
Tuy nhiên, không cấm không có nghĩa là pháp luật thừa nhận quan hệ đồng giới. Cụ thể, khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
3. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Có thể thấy, sự thay đổi này cho thấy xã hội, các nhà làm luật tại nước ta đã có sự thay đổi trong quan điểm về quyền của mỗi cá nhân nói chung và về quyền kết hôn nói riêng.
Mặt khác, việc bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới không đồng nghĩa với việc hợp thức hóa hôn nhân đồng giới.
Kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam là việc người nam và người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo đó, việc kết hôn tại Việt Nam chỉ được pháp luật thừa nhận nếu đó là hôn nhân giữa nam và nữ, còn đối với hôn nhân đồng giới vẫn không pháp luật thừa nhận tại nước ta
Tóm lại, quy định pháp luật Việt Nam hiện nay không cấm hôn nhân đồng giới nhưng cũng không đồng ý cho phép kết hôn đồng giới.
Nếu có nhu cầu các cặp đôi cùng giới vẫn có thể tổ chức lễ cưới theo phong tục truyền thống và sống chung với nhau, hành vi này không được xem là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, các cặp đôi đồng giới này không được đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam và không được Nhà nước bảo hộ quan hệ hôn nhân, cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.