Ngày Pháp Luật Việt Nam Được Tổ Chức Nhằm

Ngày Pháp Luật Việt Nam Được Tổ Chức Nhằm

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày gì? Theo quy định của pháp luật, thì ngày này được tổ chức theo nội dung và hình thức như thế nào?

Cả nước sôi nổi tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11 (Ngày Pháp luật Việt Nam) được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định vị trí thượng tôn của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

Năm 2024 - năm thứ 12 triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam với nhiều điểm nhấn, nét mới về nội dung, cách làm theo hướng đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực, gắn với nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trung ương và Bộ Tư pháp, nhiều bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương đã tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Có 14 bộ, ngành, đoàn thể trung ương

và 63 địa phương ban hành Kế hoạch, văn bản và tập trung chủ yếu trong tháng cao điểm với nhiều hoạt động sôi nổi, quy mô trên diện rộng.

Trước hết là Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương đã tổ chức thành công Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”, trong đó đã xác định đúng và trúng các điểm nghẽn của thể chế mà doanh nghiệp đang rất quan tâm. Đó là thủ tục trong dự án có sử dụng đất, thuế và hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, lần đầu tiên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, Tổng Bí thư đã đến làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Đồng chí đã đặt ra một số yêu cầu về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh “phải coi việc lãnh đạo công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, của mỗi đảng viên”, “đổi mới công tác PBGDPL và tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp”...

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới” nhằm huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà thực tiễn, nhà quản lý để thảo luận về những chỉ đạo, định hướng đổi mới công tác xây dựng pháp luật của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhiều thông điệp, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam đã chú trọng truyền thông những nội dung cốt lõi, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về Chống lãng phí… Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, xây dựng các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi, tọa đàm, diễn đàn, nhắn tin về Ngày Pháp luật Việt Nam trên mạng viễn thông, pano cổ động, Tọa đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam” được tổ chức nhằm phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông chính sách, PBGDPL…

Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Hưởng ứng Ngày Pháp luật tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương với nhiều cách làm, hướng tới thực chất, cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Tại các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật được chú trọng triển khai thiết thực, gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Trong đó, có một số hoạt động tiêu biểu như ngày 07/11/2024 Bộ Công an đã tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trực tuyến từ hội trường Bộ Công an do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công chủ trì buổi lễ. Ngày 08/11/2024, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” nhân dịp Ngày Pháp luật Việt Nam; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 1371 trong thanh niên Quân đội và tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip “Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”;…

Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng về hình thức để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhiều địa phương tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp

; một số địa phương tổ chức Lễ mít tinh, Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

, treo băng rôn, panô hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại trụ sở cơ quan… Có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Thành phố Hà Nội đã tổ chức chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại các trường học trên địa bàn gắn với các hoạt động cụ thể như tổ chức Phiên tòa giải định, phát động cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật Việt Nam"…; Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Người mù thành phố tổ chức Cuộc thi Tuyên truyền viên pháp luật giỏi cho người khiếm thị trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024. Tại Hải Phòng, Sở Tư pháp thành phố phối hợp với Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng và UBND huyện Cát Hải tổ chức tuyên truyền chống khai thác IUU cho 190 đại biểu là cán bộ, nhân dân, ngư dân địa bàn huyện Cát Hải cho chủ phương tiện và ngư dân trên tàu cá trên địa bàn huyện Cát Hải đang neo đậu tại bến, phát 05 nghìn tờ gấp tuyên truyền các loại. Tại Cà Mau, Sở Tư pháp tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tại Sơn La, Sở Tư pháp tổ chức trao giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến về Luật tiếp cận thông tin và sơ kết thực hiện Đề án 1739 của Thủ tướng Chính phủ. Tại Quảng Trị, tổ chức Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn. Tại Lào Cai, tổ chức Phiên tòa lưu động và tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy và Luật Phòng cháy, chữa cháy. Tại Ninh Thuận, tổ chức Hội thi tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, trong đó tổng kết trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về Luật Căn cước – Định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”. Tỉnh Thái Nguyên tổ chức trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phòng, chống ma túy…

Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại Trường Sĩ quan Pháo binh

Bên cạnh các hoạt động tổ chức Hội nghị, Lễ mít tinh, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp với các báo, đài xây dựng, phát sóng các chương trình truyền thông, phổ biến pháp luật trong tháng 10 - 11/2024 trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng lượng tin, bài về hưởng ứng Ngày Pháp luật, về tuyên truyền, PBGDPL các quy định pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; tổ chức các hoạt động PBGDPL thiết thực tại cơ sở;…

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng đi vào cuộc sống và trở thành một hoạt động chính trị, pháp lý thường niên, được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp; thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, lan tỏa rộng rãi tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật

Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc…

Tiền Giang, Yên Bái, Cà Mau, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Lạng Sơn…

08:54 10/11/2023     3793

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thúy – Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh tham dự chương trình “Phiên tòa giả định” tại trường THCS Hạnh Thiết, huyện Quỳ Châu. Chương trình do huyện đoàn Quỳ Châu phối hợp với Đoàn Khối Các Cơ quan tỉnh tổ chức

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo và triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch, chương trình đề ra với nhiều hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp như: Ngày hội Thanh niên với văn hoá giao thông, Cuộc thi vẽ tranh cổ động an toàn giao thông, Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu pháp luật, Diễn tiểu phẩm lưu động, Phiên tỏa giả định….  thu hút sự tham gia đông đảo của đoàn viên, thanh niên, học sinh.

Ban Thường vụ huyện đoàn Quỳnh Lưu phối hợp cùng Đồn biên phòng 148 Quỳnh Thuận và Trường THPT Nguyễn Đức Mậu tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với chủ đề “Tuyên truyền chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia”.

Huyện đoàn Nghĩa Đàn phối hợp với UBND huyện và trường THPT 1-5 huyện Nghĩa Đàn tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu Pháp Luật học đường năm 2023

Đồng chí Trương Văn Thanh – Ủy viên Ban Thường vụ Quỳ Châu cho biết, hằng năm vào Ngày Pháp luật, Huyện đoàn tập trung tuyên truyền luật mới, thông điệp sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; tổ chức các hoạt động phiên toàn giả định, hội thi, hội diễn, liên hoan tuyên truyền pháp luật, tạo chuyển biến tích cực trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi về ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Đoàn Thanh niên Công an Tỉnh phối hợp với Đoàn trường CĐ KTCN Việt Nam – Hàn Quốc tổ chức buổi tuyên truyền tư vấn pháp luật cho hơn 450 sinh viên nội trú

Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền, hưởng ứng ngày Pháp luật tại các đơn vị Con Cuông, Đô Lương, Quỳ Hợp, Quế Phong.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 được Ban Thường vụ Đoàn các cấp triển khai, tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt tập trung vào 2 tháng (tháng 10 và 11/2023), cao điểm từ ngày 01/11 – 9/11/2023. Kết quả toàn tỉnh có 100% các đơn vị Đoàn trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng tại Yên Thành, Thái Hòa, Nghi Lộc, Anh Sơn

Tuổi trẻ các đơn vị Nam Đàn, Thành phố Vinh, Tương Dương, Hưng Nguyên với các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Điều 8, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 9.11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay gọi ngắn gọn là Ngày pháp luật là một ngày kỷ niệm tại Việt Nam vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013, ngày pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam[1] và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày 09 tháng 11 chính là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành nên Việt Nam lấy đó làm Ngày Pháp luật.[2]

Về cơ sở pháp lý, ngày pháp luật được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Vào ngày 08 tháng 11 năm 2013, tại Hà Nội, Hội đồng phổ biến giáo dục trung ương và Bộ Tư pháp tổ chức Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày pháp luật do đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố.[1][3]

Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật, còn ở Việt Nam, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang và các tỉnh thành khác. Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình, từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành.[4]

Năm 2024 - năm thứ 12 triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam với nhiều điểm nhấn, nét mới về nội dung, cách làm theo hướng đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực, gắn với nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trung ương và Bộ Tư pháp, nhiều bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương đã tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Có 14 bộ, ngành, đoàn thể trung ương

và 63 địa phương ban hành Kế hoạch, văn bản và tập trung chủ yếu trong tháng cao điểm với nhiều hoạt động sôi nổi, quy mô trên diện rộng.

Trước hết là Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương đã tổ chức thành công Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật”, trong đó đã xác định đúng và trúng các điểm nghẽn của thể chế mà doanh nghiệp đang rất quan tâm. Đó là thủ tục trong dự án có sử dụng đất, thuế và hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, lần đầu tiên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, Tổng Bí thư đã đến làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Đồng chí đã đặt ra một số yêu cầu về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh “phải coi việc lãnh đạo công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, của mỗi đảng viên”, “đổi mới công tác PBGDPL và tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp”...

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới” nhằm huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà thực tiễn, nhà quản lý để thảo luận về những chỉ đạo, định hướng đổi mới công tác xây dựng pháp luật của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhiều thông điệp, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam đã chú trọng truyền thông những nội dung cốt lõi, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về Chống lãng phí… Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, xây dựng các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi, tọa đàm, diễn đàn, nhắn tin về Ngày Pháp luật Việt Nam trên mạng viễn thông, pano cổ động, Tọa đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam” được tổ chức nhằm phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông chính sách, PBGDPL…

Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Hưởng ứng Ngày Pháp luật tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương với nhiều cách làm, hướng tới thực chất, cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Tại các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật được chú trọng triển khai thiết thực, gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Trong đó, có một số hoạt động tiêu biểu như ngày 07/11/2024 Bộ Công an đã tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trực tuyến từ hội trường Bộ Công an do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công chủ trì buổi lễ. Ngày 08/11/2024, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” nhân dịp Ngày Pháp luật Việt Nam; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án 1371 trong thanh niên Quân đội và tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip “Thanh niên Quân đội xung kích thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”;…

Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng về hình thức để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhiều địa phương tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp

; một số địa phương tổ chức Lễ mít tinh, Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

, treo băng rôn, panô hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại trụ sở cơ quan… Có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Thành phố Hà Nội đã tổ chức chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại các trường học trên địa bàn gắn với các hoạt động cụ thể như tổ chức Phiên tòa giải định, phát động cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật Việt Nam"…; Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Người mù thành phố tổ chức Cuộc thi Tuyên truyền viên pháp luật giỏi cho người khiếm thị trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024. Tại Hải Phòng, Sở Tư pháp thành phố phối hợp với Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng và UBND huyện Cát Hải tổ chức tuyên truyền chống khai thác IUU cho 190 đại biểu là cán bộ, nhân dân, ngư dân địa bàn huyện Cát Hải cho chủ phương tiện và ngư dân trên tàu cá trên địa bàn huyện Cát Hải đang neo đậu tại bến, phát 05 nghìn tờ gấp tuyên truyền các loại. Tại Cà Mau, Sở Tư pháp tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tại Sơn La, Sở Tư pháp tổ chức trao giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến về Luật tiếp cận thông tin và sơ kết thực hiện Đề án 1739 của Thủ tướng Chính phủ. Tại Quảng Trị, tổ chức Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn. Tại Lào Cai, tổ chức Phiên tòa lưu động và tuyên truyền Luật Phòng, chống ma túy và Luật Phòng cháy, chữa cháy. Tại Ninh Thuận, tổ chức Hội thi tìm hiểu quy định của Đảng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, trong đó tổng kết trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về Luật Căn cước – Định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”. Tỉnh Thái Nguyên tổ chức trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và phòng, chống ma túy…

Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật tại Trường Sĩ quan Pháo binh

Bên cạnh các hoạt động tổ chức Hội nghị, Lễ mít tinh, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp với các báo, đài xây dựng, phát sóng các chương trình truyền thông, phổ biến pháp luật trong tháng 10 - 11/2024 trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng lượng tin, bài về hưởng ứng Ngày Pháp luật, về tuyên truyền, PBGDPL các quy định pháp luật trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; tổ chức các hoạt động PBGDPL thiết thực tại cơ sở;…

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng đi vào cuộc sống và trở thành một hoạt động chính trị, pháp lý thường niên, được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đi vào nền nếp; thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, lan tỏa rộng rãi tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật

Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc…

Tiền Giang, Yên Bái, Cà Mau, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Lạng Sơn…