Những Dân Tộc Nào Sống Lâu Đời Ở Tây Nguyên

Những Dân Tộc Nào Sống Lâu Đời Ở Tây Nguyên

D. Gia –rai, Ê –đê, Ba-na, Xơ- đăng.

------------------------------------------                   ☎️☎️☎️Mọi thông tin chi tiết về các chương trình học vui lòng liên hệ:                   ✅✅Du học và Ngoại ngữ Trác Việt – 81/333 Văn Cao, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng                   🔔🔔🔔ʜᴏᴛʟɪɴᴇ: 090 3496 722 - 0225 3804 680 - 0973 366 488                   🌱🌱🌱Email: [email protected]                    Website: hanngutracviet.com                    Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100063649567009

Âm mưu cơ bản, lâu dài của các đối tượng chống đối trong và ngoài nước đối với vùng đất Tây Nguyên là xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp quyền của người DTTS; tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến địa bàn Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”; tạo điều kiện cho các DTTS ở những khu vực khác hình thành nhiều “điểm nóng xung đột”, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên tập trung vào một số vấn đề: (1) Triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, in-tơ-nét và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; xuyên tạc tình hình dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở nước ta; vu cáo Nhà nước phân biệt đối xử, đàn áp quyền của người DTTS nhằm suy giảm niềm tin của nhân dân, kích động đồng bào chống đối chính quyền, đòi ly khai, quyền “tự trị”, đòi thành lập “Nhà nước Đê-ga” độc lập; (2) Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, nhất là đạo “Tin lành Đêga” nhằm “tôn giáo hóa” các vùng dân tộc, kết hợp vấn đề dân tộc và tôn giáo để kích động hoạt động biểu tình, bạo loạn, tạo thành điểm nóng; (3) Tuyên truyền, xuyên tạc những vấn đề lịch sử để lại để chia rẽ đồng bào các DTTS với người Kinh...

Luận điệu học thường sử dụng là: “Vì người Thượng đã từng chiến đấu sát cánh với quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam chống cộng sản miền Bắc, cho nên đây là một cơ hội rất tốt và quan trọng cho họ (Đảng Cộng sản Việt Nam) để trả thù”, “người Thượng ở Tây Nguyên bị tuyên án tù vì niềm tin tôn giáo”, “người H’Mông và người Thượng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc và Tây Nguyên thường xuyên bị sách nhiễu, giam giữ hoặc thậm chí là trục xuất vì tôn giáo của họ”… Lợi dụng một số khó khăn trong đời sống của đồng bào DTTS, để đổ lỗi cho Đảng, cho Nhà nước và chế độ; vu cáo chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ, cưỡng chế đất, khống chế kinh tế khiến người Thượng bị rơi bào tình trạng nghèo khó; đối xử bất bình đẳng giữa người Kinh và người DTTS... Thậm chí, truyền bá luận điệu cho rằng chính quyền cố tình không cho con em đồng bào được đến trường; không cho con em đồng bào DTTS học cùng lớp với con em người Kinh; không cấp hộ khẩu cho bà con đồng bào để kích động sự hoài nghi, chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc.

Từ những luận điệu xuyên tạc trên, họ kích động đồng bào DTTS tham gia các hội nhóm chống đối, đòi quyền “tự quyết”, thậm chí kích động người dân tham gia biểu tình, bạo loạn, điển hình là các vụ bạo loạn năm 2001, 2004 và 2008 tại Tây Nguyên; kích động người DTTS trốn ra nước ngoài, xin tị nạn ở nước ngoài nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng về vấn đề di cư, bóp méo hình ảnh, hạ thấp uy tín của Việt Nam.

Bên cạnh đó, họ lợi dụng các diễn đàn quốc tế, đa phương để đưa vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên, vận động các nước can thiệp, gây sức ép với Việt Nam.

Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tính đến tháng 10-2020, chúng ta đang triển khai 118 chính sách ở vùng DTTS và miền núi. Trong đó, 54 chính sách trực tiếp cho các đồng bào DTTS, vùng DTTS và miền núi; 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào các DTTS.

Cùng với các chính sách chung, Đảng, Nhà nước ta cũng đã có những chính sách đặc thù áp dụng riêng với khu vực Tây Nguyên, trong đó có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Kết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18-1-2001 của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020. Thời gian qua, khu vực Tây Nguyên đã có những sự phát triển đáng ghi nhận, toàn diện về mọi mặt; tình trạng nghèo nàn, lạc hậu từng bước được đẩy lùi, an ninh, quốc phòng được củng cố.

Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên giữ ở mức khá, đời sống người dân được cải thiện. Trong giai đoạn 2015-2020, Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9,13%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,87%/năm và Kon Tum là 9,7%, 4,05%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Gia Lai là 7,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 19,71% năm 2015 giảm còn dưới 4,5% vào cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 40,1% giảm còn dưới 6,25%. Tại Đắk Nông, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,02%/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm 12,26% so với năm 2016; tại Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là tăng 8,0%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, toàn tỉnh hiện còn 1,75%.

Về văn hoá, xã hội, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đảng, Nhà nước và các địa phương đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục trong vùng đồng bào DTTS nói riêng như: chính sách miễn, giảm học phí, triển khai các trường dân tộc nội trú, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú và học sinh DTTS ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ưu tiên cộng điểm cho học sinh dân tộc khi thi tuyển đại học, cao đẳng… Các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ đối với đồng bào DTTS mang tính đặc thù của địa phương nhằm phát triển giáo dục như: Quyết định số 143/QĐ-UB ngày 26-1-2010 của UBND tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Đắk Nông; Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 6-9-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đắk Nông từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021; tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, học sinh học tiếng Ê-đê, giáo viên dạy tiếng Ê-đê, thực hiện chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo… Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư. Nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn và phát huy. Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào được tôn trọng.

Hiện nay, khu vực Tây Nguyên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp: đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; tư tưởng “hẹp hòi dân tộc”, "tự ti dân tộc" vẫn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS; sự phân hoá giàu - nghèo có xu hướng gia tăng; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn tồn tại, chậm được khắc phục… Đây là những vấn đề các thế lực thù địch sẽ tập trung lợi dụng để xuyên tạc, kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hiệu quả của các chủ trương, chính sách phát triển vùng Tây Nguyên và các chính sách liên quan đến công tác dân tộc, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung các giải pháp, chính sách mới sát hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội khoá XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 góp phần nâng cao đời sống của bà con đồng bào.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nói chung cũng như các chủ trương, chính sách phát triển khu vực Tây Nguyên nói riêng tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần trách nhiệm của bà con đồng bào trong việc xây dựng và phát triển quê hương.

Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển vùng Tây Nguyên, trong đó tập trung vào việc tạo kế sinh nhai bền vững cho bà con đồng bào DTTS. Chú trọng việc giải quyết những mẫu thuẫn liên quan đến vấn đề đất đai, tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt của đồng bào; tận dụng tối đa mọi nguồn lực, phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với văn hóa, tập quán từng dân tộc. Phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời sống văn hóa xã hội, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.

Thứ tư, nhận diện chính xác, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng vững chắc thế trận “an ninh nhân dân” và “quốc phòng toàn dân”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, không để kẽ hở để kẻ địch có thể lợi dụng. Thực hiện nghiêm phương châm “an ninh chủ động”, nắm tình hình từ xa, từ sớm, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn ngay từ cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”, “điểm phức tạp” về an ninh trật tự.

Thứ năm, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân; chú trọng xây dựng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người DTTS; thực hiện nghiêm công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ quan liêu, hách dịch, xa dân, không trong sạch, thiếu tinh thần trách nhiệm để củng cố niềm tin của đồng bào vào hệ thống chính quyền. Đẩy mạnh việc phát triển đảng viên là người DTTS, xây dựng tổ chức đảng về đến từng buôn làng, đặc biệt là những khu vực trọng điểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ sáu, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên theo đúng quy định của pháp luật, tránh để bên ngoài lợi dụng xuyên tạc chinh sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Trần Anh TúCông an huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

(Thanh tra) - Theo Tổng cục Thống kê, đến thời điểm 2019, địa bàn Tây Nguyên có đủ 54 dân tộc của cả nước. Nhìn chung đây là vùng có đông thành phần dân tộc nhất nước ta và cũng là nơi duy nhất có đủ các nhóm ngôn ngữ - dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ chỉ còn chiếm 26,58%, đồng bào Kinh chiếm 64,69%, các dân tộc nơi khác đến chiếm 8,73%.

Do quá trình di dân từ các vùng khác đến Tây Nguyên nên tỷ lệ dân số các DTTS tại chỗ càng ngày càng thấp. Xu thế này ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển kinh tế xã hội của Tây Nguyên, như các vấn nạn về môi trường và diện tích rừng bị thu hẹp.

Về mặt phân bố các thành phần tộc người ở Tây Nguyên các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơme có 10 dân tộc đó là: Ba Na, Cơ Ho, Xơ Đăng, Mnông, Mạ, Giẻ - Triêng, Hrê, Rmăm, Brâu, Xtiêng; nhóm dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo có 4 dân tộc là: Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru và Raglai; Các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơme cư trú ở hai đầu, Bắc và Nam Tây Nguyên, nhóm phía Bắc (Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Hrê, Rmăm và Brâu) gọi là nhóm ngôn ngữ Banaic; nhóm phía Nam (Mnông, Cơ Ho, Mạ, Xtiêng), gọi là nhóm ngôn ngữ Mnôngic. Còn các dân tộc nhóm Nam Đảo thường cư trú ở khu vực giữa của Tây Nguyên.

Trong hành trình nghiên cứu, chúng tôi đã may mắn có nhiều đợt đi công tác 5 tỉnh Tây Nguyên, mới thấy rằng: Thủa trước, buôn làng là đơn vị xã hội cơ bản và chủ đạo ở Tây Nguyên. Ở đây, từ văn hóa, kinh tế, tôn giáo… đều gắn với buôn làng, qua 4 đặc trưng: Buôn làng là một cộng đồng cư trú; buôn làng là một cộng đồng sở hữu; buôn làng là một cộng đồng tôn giáo và buôn làng là một cộng đồng văn hóa. Đến trước thời kì đổi mới, nhìn chung nền tảng văn hóa Tây Nguyên dựa trên sở hữu cộng đồng buôn làng đối với đất đai và tài nguyên rừng. Khi ấy rừng là cội nguồn văn hóa Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhược điểm của tính khép kín buôn làng đã làm giảm sự liên kết xã hội ở mức độ rộng của cộng đồng nơi đây với các nhóm cư dân khác, mà thiếu nó rất khó tạo ra sự hội nhập của các cư dân tại chỗ với tiến trình hiện đại hóa, nên khó kích thích nguồn lực nội sinh phát triển.

Cấu trúc buôn làng Tây Nguyên kéo dài vai trò chủ đạo cho đến thời điểm gần đây. Rồi bỗng dưng các cuộc đại di dân đã phá vỡ tính khép kín ấy. Các cuộc di dân đã làm biến đổi toàn bộ hiện trạng Tây Nguyên về mặt cơ cấu dân số và biến động xã hội.

Trước năm 1975, dân số vùng này chưa đến 1 triệu người, hiện nay đã hơn 5 triệu, tăng hơn 5 lần trong vòng 40 năm qua. Trong cuộc di dân đáng lưu ý nhất là từ năm 1986 đến nay đã có khoảng 50. 000 người Hmông từ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên. Điều đáng chú ý, đa số người Hmông di cư là tín đồ theo Đạo Tin lành. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ,  tính đến hết 2015, đã có khoảng hơn 40. 000 người Hmông là tín đồ Tin lành di chuyển vào Tây Nguyên, chiếm 87% số người Hmông trong khu vực.

Những dòng người di cư đã mang đến Tây Nguyên những phương pháp canh tác sản xuất khác cư dân tại chỗ, trong đó có việc đốt rừng lấy đất canh tác sản xuất. Đồng thời họ cũng mang đến những lối sống và văn hóa khác nhau. Điều dễ thấy nhất của cuộc di cư tác động đến văn hóa-xã hội là tính thuần nhất của một nền văn hóa đặc trưng bao trùm toàn vùng đất này đã không còn như trong quá khứ, mà nó là bức tranh đa dạng sinh động như chính các thành phần cư dân hiện tại ở Tây Nguyên hiện nay.

Quá trình suy giảm diện tích rừng ồ ạt và chuyển đổi sở hữu đất đai đã làm nền tảng văn hóa của cộng đồng cư dân tại chỗ thay đổi và biến động. Điều này dẫn đến một hiện trạng văn hóa ở Tây Nguyên là hòa nhập với cộng đồng quốc gia muộn, nhưng lại sớm phải đối diện với sự phát triển chóng mặt của kinh tế thị trường. Còn các tộc người khác đến với Tây Nguyên, nhất là với người Kinh, dường như họ lại có cảm giác chứng kiến một tình trạng kéo dài của cấu trúc buôn làng, vốn rất xa xưa và lạ lẫm với họ. Như vậy, hai luồng văn hóa bản địa, đậm dấu ấn xưa cũ và nền văn hóa mới, hiện đại của nhóm người di cư đã có dịp giao lưu với nhau trên vùng đất này, tạo ra một sắc mầu văn hóa vừa đa dạng, vừa muốn học hỏi cái mới nhưng lại muốn giữ lại nguyên trạng những nguyên sơ của vùng này. Suy cho cùng, việc lựa chọn văn hóa, lối sống là do người dân, chủ thể nơi đây quyết định. Do đó, việc đa dạng văn hóa, lối sống, tộc người và các thành phần kinh tế chính nó đã tạo ra một sự tự do phát triển. Việc tìm kiếm tính đơn nhất những nét văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên không quan trọng bằng việc cần “phát triển bền vững” cho vùng này. Nếu giải quyết được bài toán phát triển bền vững, thay cho “phát triển nóng”, “tăng trưởng nóng” thì thiết nghĩ cái gì là nguyên dạng của Tây Nguyên có lẽ vẫn còn đó.

Hiện nay vấn đề đặt ra với quản lý văn hóa ngoài tính toán khoa học giữa việc phát huy bảo tồn, thiết nghĩ phải tạo ra các cơ chế mà từ các vốn văn hóa căn cốt của vùng này có thể kích đẩy các dân tộc tại chỗ phát triển. Có như thế thì văn hóa mới có sức sống. Văn hóa mà xa rời cuộc sống, hay chỉ theo chủ đích của một vài nhóm lợi ích nào đó sẽ rất mỏng manh, bởi đó không phải là ý định xuất phát từ các chủ thể văn hóa. Định hướng xây dựng chính sách xã hội ở Tây Nguyên hiện nay cần hướng đến các chính sách hỗ trợ phát triển toàn diện đối với đồng bào DTTS số tại chỗ. Đồng thời nhận thức đúng mức và có chính sách kịp thời về giải quyết ổn thoả mối quan hệ đất đai giữa sở hữu Nhà nước với sở hữu cộng đồng truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ và mối quan hệ đất đai giữa các nhóm dân tộc, đặc biệt là chế độ quản lý sử dụng đất đai, rừng theo tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ. Cơ chế, chính sách quản lý ổn định xã hội cần xây dựng dựa trên các thiết chế tự quản ở buôn làng kết hợp với chính sách đoàn kết dân tộc. Xác định buôn làng là một bộ phận đặc biệt quan trọng và không thể tách rời trong cơ chế quản lý xã hội ở cấp cơ sở của Tây Nguyên.

Tuy nhiên, trong cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay không thể không tính đến yếu tố tôn giáo. Quá trình phát triển của Công giáo, Tin lành đối với đồng bào dân tộc tại vùng này đã làm hoán cải họ từ sinh hoạt văn hóa buôn làng cổ truyền sang một văn hóa mới gắn với sinh hoạt tôn giáo, tạm gọi là “văn hóa tôn giáo”.

Đặc trưng của “văn hóa tôn giáo” là nó đã kích đẩy những chủ nhân ở chính vùng đất của họ nhiều yếu tố tích cực như củng cố các giá trị đạo đức, thực hành tiết kiệm, giúp họ làm ăn kinh tế, đoàn kết, tiếp cận được những cái mới. Thực tế cho thấy những cải tổ về các thủ tục cưới xin mà chay do các tôn giáo mang lại có vẻ ưu trội hơn so với các tập tục rườm rà tốn kém của văn hóa buôn làng.

Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra xu hướng rằng: “Văn hóa tôn giáo” đã tạo ra sự liên kết xã hội mạnh mẽ qua niềm tin, thờ phượng. Nó vượt trên sự liên kết bằng huyết tộc, để có một liên kết rộng hơn, tạo điều kiện cho cư dân tại chỗ thích nghi hội nhập và lĩnh hội tri thức.

Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 54.474 km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước). 5 tỉnh Tây Nguyên hiện có 4 thành phố trực thuộc tỉnh: Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum; 3 thị xã: An Khê, Bảo Lộc, Gia Nghĩa; 54 đơn vị hành chính cấp huyện; 691 đơn vị hành chính cấp xã; hơn 6,9 nghìn thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố.

Tây Nguyên không chỉ tiềm ẩn nguồn tài nguyên vô cùng phong phú về rừng, đất, nước, khoáng sản mà còn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cho cả nước và vùng Đông Dương. Ngày nay, trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tây Nguyên vẫn là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.

Những năm gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” đối với nước ta, mà Tây Nguyên là một địa bàn trọng điểm. Các tổ chức phản động ráo riết giúp đỡ, chỉ đạo lực lượng Fulro định cư ở Mỹ thành lập nhà nước “Đê ga độc lập” do Ksor Kơk cầm đầu nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên; kích động, chỉ đạo các phần tử quá khích lôi kéo, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số khiếu kiện, biểu tình và vượt biên trái phép; hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động trái phép của đạo Tin lành, tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nét nổi bật của khu vực Tây Nguyên là vấn đề dân tộc. Trước đây các dân tộc cư trú thành các khu vực tương đối độc lập như vùng Đông Bắc Cao nguyên Pleiku kéo đến Đông Nam Kon Tum và Tây Bình Định là nơi sinh sống của người BaNa; khu vực Đông Nam Cao nguyên Pleiku đến chân núi Chư Dliêya là nơi cư trú của người Gia Rai; gần trọn cao nguyên Đăk Nông và một phần cao nguyên Di Linh là khu vực sinh sống của người M’nông, kế tiếp là khu vực người Mạ… Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh quốc gia, cũng như tác động của di dân tự do…buôn làng các dân tộc đã xen kẽ nhau, xen kẽ với các dân tộc mới đến, xen kẽ với người Kinh, nên còn rất ít khu vực độc lập dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa.

Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 853.820 người, chiếm 69,7% dân số. Năm 1993, dân số toàn vùng tăng lên gấp đôi (2.376.854 người), với 38 dân tộc anh em, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.050.569 người, chiếm 44,2% dân số. Dân số đến cuối năm 2006 là 4,81 triệu người. Đến cuối năm 2007, dân số là 4,81 triệu người. Người Kinh chiếm 67%, cư dân các tộc thiểu số chiếm 33%. Đến nay, toàn vùng Tây nguyên có 46/54 tộc người.

Các số liệu trên cho thấy cả về qui mô dân số cũng như cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên biến động liên tục và diễn ra hết sức nhanh chóng. Trong những năm tới, tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có xu hướng giảm thêm, nếu không ổn định được qui mô dân số và ngăn chặn việc di cư tự do từ các nơi khác đến. Một trong những vấn đề bức xúc của Tây Nguyên là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khá cao và tăng cơ học rất cao do di dân tự do từ nơi khác đến. Hậu quả của vấn đề di cư tự do từ nơi khác đến là nạn phá rừng lấy đất canh tác, mua bán đất đai và nhiều vấn đề bức xúc khác về môi trường. Việc di cư tự do đến Tây Nguyên với số lượng lớn cũng đã phá vỡ các kế hoạch, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, nhất là vấn đề ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận dân cư này rất phức tạp. Cùng với vần đề này thì vấn đề cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên biến động rất nhanh, hiện có 46 dân tộc (so với năm 1975 tăng thêm 35 thành phần dân tộc). Bên cạnh đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, còn có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số hầu khắp cả nước đến lập nghiệp sinh sống mà phần đông là những hộ nghèo, một số bộ phận không biết chữ, không biết tiếng phổ thông, sinh hoạt tôn giáo phức tạp... làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, mù chữ, thất nghiệp và phát sinh những vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, an ninh nông thôn cho các địa phương. Đồng bào các dân tộc thường sống đan xen, không có buôn nào chỉ có một dân tộc, thậm chí có xã có tới trên 10 dân tộc. Điều này, một mặt tạo động lực phát triển kinh tế, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các dân tộc giao lưu, trao đổi với nhau trên mọi lĩnh vực, khẳng định tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong vùng; mặt khác, những khó khăn, những vấn đề nảy sinh trong đời sống hàng ngày dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, khai thác để thực hiện “diễn biến hoà bình”.

Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên hiện nay có thể phân thành hai khối: Khối các dân tộc thiểu số bản địa và khối cư dân mới nhập cư (cư dân người Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc di cư đến) trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Khái niệm bản địa được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số bản địa đã có mặt ở Tây Nguyên rất lâu trước khi người Kinh chuyển cư từ các miền đồng bằng và ven biển lên đây sinh sống làm ăn.

Người Kinh, hiện nay đã trở thành dân tộc đa số và phân bố rộng khắp trên địa bàn Tây Nguyên, nhưng tập trung đông nhất là ở các khu vực có điều kiện sống thuận lợi, đặc biệt ven trục đường giao thông, các thị trấn, thị xã, thị trấn, thành phố như: Thành phố Pleiku, người Kinh chiếm 93,84%; thị trấn Bảo Lộc (Lâm Đồng): 94,54%; thành phố Đà Lạt: 96,12%; thị xã An Khê: 96,6%.. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, hiện nay số lượng người Kinh chiếm 66,78% dân số Tây Nguyên.

Sau năm 1975, người Kinh lên cư trú ở Tây nguyên ngày càng đông và trở thành lực lượng quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên hiện nay. Cư dân người Kinh lên Tây Nguyên có thể chia làm các nhóm:

- Đội ngũ cán bộ, công chức gắn với bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Sau giải phóng do yêu cầu quản lý xã hội ở Tây Nguyên, Đảng, Nhà nước đã điều động hàng nghìn cán bộ ở miền Bắc, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ để tăng cường cho bộ máy cấp ủy chính quyền ở Tây Nguyên. Ngoài ra cũng cần kể đến một bộ phận cán bộ quản lý kinh tế là bộ khung cho các lâm trường, doanh nghiệp nhà nước. Theo họ là cả gia đình lên định cư, lập nghiệp. Bộ phận này tập trung sống ở các thị trấn, thị xã, thành phố. Họ là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội ở Tây Nguyên.

- Dân cư kinh tế mới Để khai thác tiềm năng đất, rừng và dãn dân đồng bằng, phân bố lại cư dân trong cả nước và tăng cường lực lượng lao động đang còn rất thiếu và yếu ở Tây Nguyên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển một bộ phận dân cư ở đồng bằng, Duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ đi xây dựng kinh tế mới ở Tây nguyên với sự đầu tư tập trung cả về vốn lẫn cán bộ. Phong trào chuyển dân đi kinh tế mới phát triển mạnh mẽ (từ 1976 đến 1980), số dân kinh tế mới được tiếp nhận ở Tây Nguyên là 450.000 người. Trong thời gian 10 năm tiếp theo (từ 1980 đến 1990), nhận thấy tốc độ đưa dân di cư lên Tây Nguyên như cũ là không hợp lý, do vậy các tỉnh Tây Nguyên chủ trương hạn chế tiếp nhận mới và chủ yếu đi vào củng cố số dân kinh tế mới đã có nên chỉ tiếp nhận thêm 260.000 người.

- Di dân tự do Từ năm 1984 đến nay, hiện tượng di cư tự do phát triển, số người di cư từ các tỉnh đồng bằng, Duyên hải Trung bộ và đồng bằng, miền núi Bắc bộ vào Tây Nguyên làm ăn ngày càng đông. Thành phần cư dân này phức tạp, gây khó khăn cho các địa phương sở tại về kinh tế, xã hội và môi trường. Tốc độ di dân tự do vào Tây Nguyên tăng dần trong các năm 1990-1993 và đặc biệt mạnh từ năm 1994 đến nay. Nếu tính cả ba tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai) dân di cư tự do nhập vào đến năm 1990 chỉ ước khoảng trên dưới 55.000 người; trong thời kỳ đổi mới (1990-1997) là 74.000 hộ, với 384.600 người, thuộc hơn 30 dân tộc từ hơn 40 tỉnh thành trong cả nước.

Việc di dân tự do vào Tây Nguyên ngày càng đông và với tốc độ ngày càng gia tăng, gây quá tải về cơ sở hạ tầng, làm mất ổn định chính trị, trật tự-an ninh xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi sinh, vì thế ngày 01/4/1997, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi các tỉnh hữu quan quyết định ngừng không tiếp nhận dân di cư tự do vào Tây Nguyên. Nhờ vậy tình trạng di dân tự do trên quy mô lớn đến Tây Nguyên sau đó được khắc phục dần, chỉ còn một số trường hợp đi từng gia đình, từng nhóm nhỏ theo phương thức lén lút và lẻ tẻ.

Dân cư thuộc các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau cũng chuyển cư cưỡng bức hoặc tự nguyện đến Tây Nguyên.

Cùng với người Kinh, nhiều tộc người thiểu số cũng chuyển cư đến Tây Nguyên qua các thời kỳ, đặc biệt từ luồng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào.

Năm 1968, chính quyền Sài Gòn dùng máy bay cưỡng bức hơn 3.000 hộ, gần 10 vạn đồng bào từ vùng Trường Sơn vào Tây Nguyên, trong số này có hơn 2000 người Bru - Vân Kiều, sau năm 1975, một số đã trở về quê cũ.

Các dân tộc thiểu số miền Bắc, một số di cư vào Tây Nguyên từ năm 1954, nhưng phần lớn mới chuyển đến Tây Nguyên từ sau năm 1979 trong đó có người Tày, Dao, Nùng, Mông, Mường, Thái… thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…

Trong thời kỳ đổi mới, các dân tộc thiểu số phía Bắc di dân tự do vào Tây Nguyên không chỉ có các dân tộc thiểu số miền núi Đông Bắc, mà còn có các dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Bắc và miền núi Bắc Trường Sơn. Các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Mường, Mông, Dao là 263.835 người, chiếm 19,9% tổng số dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và chiếm 6,5 % tổng số dân Tây Nguyên. Đồng bào thiểu số vào miền Bắc Tây Nguyên phần lớn là người nghèo, họ sống chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa (chiếm 77,87%) và gắn liền với nông nghiệp; phương thức sản xuất phá rừng làm rẫy là chủ yếu, vì vậy khiến tỷ lệ nghèo đói ở Tây Nguyên tăng lên. Vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên vốn đã phức tạp ngày càng phức tạp hơn. Do số dân di cư vào Tây Nguyên tăng, tỷ lệ thành phần các dân tộc thiểu số bản địa giảm xuống. Theo số liệu của Tỉnh ủy Đắk Lắk, sau giải phóng, dân số Đắk Lắk có 362.000 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 60%, đến năm 1996, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 27-28%, người Kinh chiếm 72-73%.

Sự di cư của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vào Tây Nguyên tuy có gây khó khăn cho các địa phương, gây nên tình trạng tranh chấp đất đai, tàn phá môi trường, nhưng về lâu dài, đây chính là lực lượng lao động có tác động thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên. Là lực lượng đi khai phá vùng đất mới, dân di cư mang theo những kinh nghiệm, văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các cộng đồng cư dân, giúp dân cư bản địa tiếp thu cái mới để vươn lên. Một số đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân cư-tộc người của Tây Nguyên là:

- Tình trạng phân bố dân cư xen kẽ rất lớn trên nhiều địa bàn, số lượng dân cư xáo trộn rất lớn (trước Cách mạng tháng Tám 1945, người Kinh chỉ chiếm khoảng 30% dân cư, nay đã chiếm 70%).

- Người Kinh cư trú chủ yếu ở những địa bàn thuận lợi có điều kiện về giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội.

- Trình độ phát triển về các mặt của cư dân đa số với thiểu số, thiểu số với thiểu số còn có khoảng cách chênh lệch rất lớn.

- Ở Tây Nguyên, do hội tụ nhiều luồng cư dân khác nhau đã tạo nên sự phong phú và không ít phức tạp trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo.

- Vấn đề đất đai (thiếu đất sản xuất, tranh chấp, khiếu kiện) của người dân tộc thiểu số vẫn là hiện tượng đáng chú ý và phải giải quyết về cơ bản.

Tóm lại, vấn đề dân tộc và các dân tộc ở Tây Nguyên đã và đang đặt ra trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đó là: Sự di cư tự do của người Việt (Kinh) và các dân tộc miền núi ở miền Bắc đến khu vực này từ sau năm 1975 đã làm đảo lộn sâu sắc kết cấu kinh tế- xã hội, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên; có những tác động theo chiều hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực phá vỡ những kết cấu kinh tế, xã hội truyền thống, thu hẹp không gian văn hóa của các dân tộc bản địa, tạo cớ cho phần tử xấu, cực đoan trong các dân tộc thiểu số Tây Nguyên kích động đồng bào tham gia vào các cuộc gây rối ở địa bàn này. Nhìn nhận vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay phải có thái độ khách quan, xem xét từ hai phía: Từ phía kẻ thù kích động chia rẽ dân tộc và mặt khác là từ những khó khăn hạn chế yếu kém của chúng ta trong giải quyết các quan hệ dân tộc cũng như trong thực hiện chính sách dân tộc trên từng địa bàn cụ thể.

Học viện Chính trị- Hành chính KV III