Nước ối bị đục là một trong những bệnh lý về nước ối khá phổ biến nhưng không phải bà bầu nào cũng biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Việc xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ối đục có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng hoang mang khi gặp tình trạng này. Đồng thời, thai phụ cũng cần biết cách phòng tránh nguy cơ mắc phải.
Nước ổi đục cảnh báo nguy hiểm khi nào?
Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nước ối đục ở phụ nữ mang thai. Nếu các chất gây thai làm đục nước ối thì điều này là hoàn toàn bình thường. Các chất gây thai này là các tế bào bong tróc ra từ các bộ phận của cơ thể thai nhi. Do đó, không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Nước ối đục do có lẫn phân su thì thai phụ cần hết sức lưu ý. Phân su thường được thai nhi thải ra ngoài vài ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, nếu thai nhi đi phân su quá sớm đồng nghĩa với việc thai nhi đang bị suy thai, thiếu oxy, nếu không được xử trí, nước ối đục có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.
Nguyên nhân gây hiện tượng nước ối đục
Nước ối đục có phải gần chuyển dạ không? Các chuyên gia cho rằng đây không phải là dấu hiệu sắp sinh. Cũng giống như một em bé sắp chào đời không phải là nguyên nhân khiến nước ối bị đục. Như đã nói ở trên, nước ối đục xảy ra vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt nước ối bị đục khi mang thai.
Có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nước ối bị đục. Nó xuất phát từ các tế bào chết trên bề mặt da của bé. Nước ối được bài tiết từ đường tiêu hóa, đường tiết niệu, niêm mạc… và nước ối trở nên đục.
Thai thải phân su: Nếu điều này gây ra nước ối đục, có thể là do em bé của bạn không được cung cấp đủ oxy. Từ đó, phân được thải trực tiếp vào buồng ối. Nếu mẹ bầu gặp phải trường hợp này, nên đến các cơ sở y tế hoặc liên hệ với đội ngũ y bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.
Tình trạng đa ối và dư ối có gì khác nhau không?
Nhiều mẹ bầu vẫn thường hay có nhầm lẫn giữa hai tình trạng đa ối và dư ối nên tự hỏi rằng đa ối và dư ối có khác nhau hay không.
Phân biệt sự khác nhau giữa đa ối và dư ối
Thường thì nước ối trong cơ thể mẹ bầu sẽ được đo lường thông qua AFI, hay còn gọi là chỉ số nước ối. Khoảng AFI rơi vào từ 5-25cm sẽ được xem là có mức nước ối bình thường. Nếu như chỉ số ấy lệch khỏi phạm vi này thì có thể sẽ làm tăng lên nguy cơ gây ra biến chứng cho thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu do thiếu ối hoặc dư ối.
Ở tuần thứ 38, mức nước ối trung bình của mẹ bầu sẽ là 12,2cm, tức là vào khoảng 600ml. Từ tuần này trở đi, nước ối trong cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu giảm để có thể chuẩn bị cho việc chuyển dạ sinh nở. Nếu như chỉ số nước ối đạt hẳn trên 15cm, mẹ bầu có thể sẽ chẩn đoán là bị dư ối. Còn mẹ bầu sẽ bị đa ối nếu như chỉ số nước ối trong cơ thể vượt qua ngưỡng 25cm.
Chẩn đoán dư ối thường thì sẽ ít mang ý nghĩa bệnh lý mà sẽ là một trong những dấu hiệu cảnh báo để cho bác sĩ có thể đánh giá lại sức khỏe của thai nhi cũng như tình trạng của mẹ bầu. Liệu là thai nhi có kèm theo tình trạng thai to, đái tháo đường hay bất kỳ một bệnh lý gì không, có cần điều chỉnh thêm gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé hay không?
Do đó, với câu hỏi đề ra là đa ối và dư ối có khác nhau không? thì câu trả lời là dư ối và đa ối là hai tình trạng khác nhau, lượng nước ối do đa ối sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể mẹ bầu nhiều hơn rất nhiều so với tình trạng dư ối. Vậy thì liệu dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Hay là nước ối nhiều như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Một số điều nên biết về nước ối
Tìm hiểu về nước ối, vai trò và thành phần của nước ối sẽ giúp mẹ nắm rõ hơn về thai kỳ từ đó có những giải pháp bảo vệ an toàn cho mẹ và bé.
Khi còn nằm trong bụng mẹ thì các em bé sẽ được bao quanh bởi một lớp màng được gọi là túi ối. Bên trong túi ối sẽ có nước ối, đây là môi trường có nhiều chất dinh dưỡng, vô cùng ấm áp và ổn định để thai nhi có thể phát triển và góp phần giúp bảo vệ thai nhi trước những tác nhân có hại. Nước ối đóng vai trò quan trọng như một dung dịch đặc biệt góp phần tạo nên lớp màng lỏng bảo vệ thai nhi từ những ngày đầu tiên thai nhi được hình thành cho đến khi rời khỏi bụng mẹ.
Nước ối là chất lỏng bao bọc bên ngoài thai nhi khi ở trong bụng mẹ
Nước ối bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ tinh và được tạo thành từ 3 nguồn gốc chính: màng ối, thai nhi và máu của người mẹ. Cụ thể như sau:
Thai nhi: Trong thời gian đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành có nguồn gốc từ da thai nhi, sau đó từ tuần thứ 20 trở về sau, nguồn gốc quan trọng tạo nên nước ối vẫn là thông qua nước tiểu ở đường tiết niệu, bé bắt đầu bài tiết vào tuần thứ 16 thai kỳ.
Màng ối: Màng ối có vai trò bao phủ bánh nhau dây rốn cũng góp phần tạo nên nước ối.
Máu mẹ: Khoảng thời gian em bé nằm trong bụng mẹ, quá trình trao đổi chất giữa máu mẹ và nước ối thông qua màng ối luôn diễn ra liên tục, đã tạo nên nước ối.
Nước ối là một dung dịch lỏng với hơn 97% là nước, còn lại là muối khoáng và các chất hữu cơ. Trong đó 3% đó bao gồm: các chất điện giải chính Na+, K+ và một số chất khác; các thành phần hữu cơ protein, glucide, lipide,… Tế bào trong nước ối có nhiều loại, thay đổi theo thời gian. Vào khoảng thời gian thai nhi được 16 tuần tuổi, nước ối xuất hiện tế bào da. Ngoài ra, trong nước ối còn có tế bào niêm mạc tróc ra từ niêm mạc của thai nhi, tế bào nhiều nhân, đại thực bào, tế bào không nhân,…
Gặp tình trạng mẹ bầu dư nước ối khi mang thai thì phải làm sao?
Sẽ là thiếu sót vô cùng lớn nếu như bạn chỉ quan tâm đến việc dư ối tuần 38 có nguy hiểm không mà không để ý đến vấn đề về hướng xử lý sao cho đúng đắn khi nước ối nhiều.
Mẹ bầu gặp tình trạng dư ối hay là nhiều nước ối ở tuần thứ 38 cần được khám và theo dõi lượng nước ối trong cơ thể thường xuyên trong mỗi lần khám thai định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ bầu đến bệnh viện khám thường xuyên hơn nếu như nghi ngờ rằng có bất kỳ một vấn đề bất thường nào có nguy cơ xảy đến và liên quan đến sức khoẻ của mẹ bầu hoặc thai nhi.
Thăm khám tình tình sức khỏe của mẹ và thai nhi thường xuyên
Như đã nói ngay ở trên, mẹ mới được phát hiện dư ối mới trong thời gian gần đây (hiện tại thai nhi đang ở tuần thứ 38) thì thông thường, lượng nước ối không bị tăng quá nhanh và gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ. Nếu như quá trình khám thai trước đó được diễn ra bình thường, thông qua khám định kỳ mà nhận ra sức khỏe hiện tại của thai nhi vẫn còn tốt thì sẽ không có can thiệp nào đối với mẹ bầu trên tình trạng dư ối. Mẹ bầu sẽ được bác sĩ theo dõi thai định kỳ và vấn đề quyết định can thiệp hay chấm dứt thai kỳ của mẹ bầu sẽ tùy thuộc vào những chỉ định sản khoa.
Việc mẹ bầu bị dư nước ối tuần 38 có nguy hiểm không còn sẽ phải tùy thuộc vào lượng nước ối bị tích tụ là bao nhiêu. Khi khám, bác sĩ sẽ đo lường lượng nước ối và cho mẹ bầu biết nước ối đang trong tình trạng ra sao. Chính vì vậy nên mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng. Điều quan trọng nhất mà mẹ bầu cần làm vẫn là đến gặp bác sĩ ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.