Bài viết là những kinh nghiệm học tiếng Nhật của bản thân mình trong những năm qua.
Tôi đã đi du học bằng học bổng như thế nào?
Nhà xuất bản Thế giới, 2016 - 211 Seiten
Bà mẹ một con người Nga có thể học cùng lúc 5 ngoại ngữ với thành thích tốt nhất là chứng chỉ B2 cho tiếng Đức và Trung Quốc.
Câu chuyện tự học ngoại ngữ của bà mẹ một con người Nga giúp bạn nhận thấy ý chí mới là điều kiện tiên quyết khi thực hiện bất kỳ điều gì.
Evenia Kashaeva quyết tâm học cùng lúc 5 thứ tiếng trong một năm, bao gồm cải thiện trình độ ngôn ngữ đã biết và học thêm ngôn ngữ mới. Ảnh: Fluent in 3 months.
Con gái tôi vừa lên 2 tuổi, vừa theo học chương trình dành cho trẻ nhỏ chưa đến tuổi đến trường mầm non. Tôi phải gánh vác nhiều công việc nhà như dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc chồng con mà không có bảo mẫu hay mẹ giúp đỡ.
Tuy nhiên, sau khi đọc cuốn Babel No More của Michael Erard, tôi vẫn quyết định học thêm các ngôn ngữ khác. Đó là cuốn sách nói về cơ chế thần kinh mềm dẻo (neuroplasticity) - lý thuyết về việc trí thông minh có thể được cải thiện nhờ luyện tập. Vì thế, chúng ta không nên lo lắng bởi não bộ hoàn toàn có thể ghi nhớ được mọi thứ.
Học ngoại ngữ là một trong những ít cách giúp rèn luyện trí nhớ. Đến độ tuổi nào đó, người ta nói nhiều tới vấn đề trí nhớ nhưng lại quên đi việc rèn luyện não bộ và chỉ dành thời gian cải thiện thể chất. Học thêm một thứ tiếng là cách đơn giản giúp cho bộ não luôn sắc sảo. Vì thế, tôi đã mở máy tính của mình và lập nên một danh sách những ngôn ngữ muốn học cùng mục tiêu như sau:
Trong suốt quá trình đó, khả năng ghi nhớ của tôi tiến bộ rất nhiều. Điều quan trọng là tôi đã học được cách tận dụng, quản lý thời gian một cách hiệu quả. Tôi luôn tuân theo 5 bí quyết sau trong suốt cả năm qua.
Bước 1: Sử dụng những khoảng thời gian bị lãng phí
Khi có khoảng 3 tiếng mỗi ngày cho bản thân, hãy biến nó thành thời gian giá trị. Vì khó có thể dành 3 tiếng liên tục, bạn nên tận dụng 20 phút vào buổi sáng, 90 phút buổi trưa và khoảng thời gian còn lại vào buổi tối. Chẳng hạn, bài chia sẻ này được tôi viết vào lúc 4-6h sáng.
Hãy thử tính số giờ đồng hồ bạn đang dành cho mạng xã hội như hiện nay mà xem. Sau đó, nhân với 7, rồi nhân với 52, bạn sẽ ngạc nhiên về tổng thời gian vô ích trong một năm trong khi đáng lẽ có thể biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Nếu muốn làm gì, hãy bắt đầu luôn từ bây giờ.
Trước tiên, bạn nên gỡ hết ứng dụng kết nối mạng xã hội khỏi điện thoại. Bạn sẽ gần như không bao giờ bị ảnh hưởng, phân tâm bởi những tin nhắn này (tôi cam đoan 99% chúng không khẩn cấp). Bên cạnh đó, bạn có thể cài thêm một ứng dụng giúp khóa kết nối mạng trong khoảng 25 phút để có thể tập trung vào việc học, chẳng hạn như Tomato-timer.
Bước 2: Tối ưu hóa thói quen sinh hoạt (hay Đừng khiến sở thích của bạn ảnh hưởng đến gia đình)
Thực ra, tôi từng bị việc nhà như dọn dẹp, nấu ăn kéo ra khỏi việc học. Đã có lúc tôi dao động khi nghĩ mình có thể bỏ khoảng thời gian nấu bữa tối, rửa bát để thỏa mãn sở thích cá nhân của mình. Để có nhiều thời gian hơn cho bản thân, tôi đã dũng cảm đầu tư một cái máy rửa bát, bình đun nước, nồi nấu đa chức năng, robot dọn dẹp. Tôi cũng ghép những việc nhà phù hợp cùng nhau để tiết kiệm thời gian. Chẳng hạn, trước đây, tôi thường tranh thủ lúc con ngủ để dọn dẹp. Bây giờ, tôi sẽ dọn nhà lúc con còn thức, con bé sẽ chơi cùng trong khi tôi đang làm việc hoặc tự ngồi chơi. Chính nhờ sự thay đổi những thói quen này, tôi vẫn có thể làm việc nhà và tự tìm được thời gian cho sở thích cá nhân.
Dù cuộc sống như thế nào, bạn thực sự vẫn có thể tìm cho mình khoảng thời gian riêng. Bạn chỉ cần dành ra 10 phút cho mỗi tiếng, không tính 8 tiếng ngủ, là có 3 tiếng rảnh rỗi trong ngày.
Bước 3: Biến khoảng thời gian cá nhân trở nên quý giá
Hãy nhớ rằng thời gian riêng tư của bản thân mình thực sự quan trọng. Bạn không làm được điều gì đáng giá nếu không ngồi vào bàn, suy nghĩ thấu đáo trong không gian tĩnh mịch. Thời gian riêng tư của tôi chính là lúc con gái đang ngủ. Có lúc tôi gặp may, con bé ngủ suốt 3 tiếng vào buổi chiều và đi ngủ lúc 9 giờ tối. Tuy nhiên, những ngày khác, tôi chỉ có 40 phút vào buổi chiều và trông con đến tận 11 giờ đêm.
Nhưng dù thế nào, ngay khi con bé đi ngủ, tôi sẽ học. Tôi không lãng phí thời gian riêng tư của mình vào bất cứ việc nào khác. Hãy nhớ, thời gian cá nhân rất quý giá nên cần sử dụng một cách thông thái.
Bước 4: Lên kế hoạch cho 12 tuần tiếp theo
Hãy tưởng tượng một năm chỉ còn 12 tuần thay vì 12 tháng. Điều này sẽ khiến bạn có 4 hạn chót trong một năm thay vì một lần duy nhất vào tháng mười hai (và nhiều người thường nhận ra mình thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu khi tháng mười hai đến).
Chúng ta biết rằng đặt ra thời hạn cuối cho công việc là cách tốt nhất để có thể thực hiện mọi thứ. Đặt ra 4 lần hạn cuối trong một năm sẽ mang đến những thành quả mà đến bạn cũng phải bất ngờ khi nhìn lại vào cuối năm.
Như vậy, mỗi tuần sẽ là một tháng và hãy kiên trì thực hiện những điều cần làm và tổng kết lại cuối mỗi ngày, mỗi tuần. Với tôi, đó là cách quản lý thời gian hiệu quả nhất.
Bước 5: Tập trung vào những mục tiêu bạn đặt ra
Tôi luôn làm theo trình tự học tập mỗi ngày và chỉ chú tâm vào một ngôn ngữ trong ngày đó. Điều này khó khăn, nhưng khiến não bộ làm việc.
Tôi có nhiều mục tiêu: đạt trình độ trung bình khá cho tiếng Trung Quốc và Đức, nhớ lại vốn tiếng Pháp và Tây Ban Nha và làm quen với một ngôn ngữ mới mà tôi đã chọn tiếng Czech. Và tôi đã thực hiện được cả ba mục tiêu này.
Tôi không đề nghị bạn học 3 hay 5 ngôn ngữ một lần. Thay vào đó, bạn có thể học luân phiên hai ngôn ngữ khá hiệu quả với lộ trình sau:
- Tự học với giáo trình, nguồn kiến thức đáng tin 2 tiếng mỗi ngày
- Học với người bản địa trên Skype một tiết (30 phút) mỗi ngày
Với công cụ Skype Chat (tán gẫu trên Skype), tôi đã củng cố những thứ mình tự học và giúp cho giờ học với người bản địa trở nên hiệu quả hơn.
Tôi rút ra được điều gì khi học 5 ngôn ngữ trong một năm
Năm vừa rồi thực sự là một thử thách lớn mà nếu không tự giác, kế hoạch này sẽ không được thực hiện. Tuy nhiên, nếu có một ước mơ học tập thật sự, bạn không có cách nào khác ngoài hành động và kết quả sẽ phản ánh chính xác sự cố gắng của bạn.
Dưới đây là những điểm quan trọng trong quá trình học tập nhiều ngôn ngữ năm qua của tôi:
- Lập danh sách những ngôn ngữ bạn đang quan tâm
- Đưa ra lựa chọn dựa theo những tiêu chí sau: sở thích, tính ứng dụng, sự thuận tiện của các tài nguyên học tập
- Chấm điểm từ 0 đến 5 cho những tiêu chí này để đưa ra quyết định ngôn ngữ bạn sẽ học
- Lập một kế hoạch 12 tuần với những mục tiêu cụ thể về phát âm, ngữ pháp cơ bản, vốn từ vựng thiết yếu. Bắt tay vào luyện nói, viết sớm nhất có thể
- Tự học ít nhất một giờ một ngày. Bạn sẽ đạt trình độ A1 trong khoảng 12 tuần. Kể từ khi có thể luyện nói, trình độ của bạn sẽ tăng đáng kể.
Nếu quan tâm đến số lượng, bạn có thể học tới 4 ngoại ngữ một năm và đạt trình độ cơ bản. Khi chuyển sang ngôn ngữ mới, nhớ duy trì những bài học của ngôn ngữ cũ với giáo viên trên Skype để thường xuyên luyện tập.
Với nhiều bạn sinh viên, TOEIC là một kì thi khá quan trọng, vì nhiều trường đại học đòi hỏi tấm bằng TOEIC trên 400-600 điểm mới cấp bằng. Nối tiếp phần trước, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ lại một số kinh nghiệm quá trình ôn tập, học và thi TOEIC. Bài viết này ngắn thôi:
Mình ôn tập, học mất 2 tháng, sau đó bước vào phòng thi và làm bài. Sau 2 tiếng mình ra khỏi phòng, làm bài dư 15 phút. Mình về nhà chờ 1 tháng, sau đó quay lại trung tâm nhận kết quả. Chấm hết…
Đùa các bạn tí ấy mà, các bạn kéo xuống dưới để xem tiếp bài viết nhé.
Một điều cần cảnh báo trước cho các bạn là: TOEIC rất dễ. Nhiều bạn cứ tưởng nó ghê gớm lắm chứ tới lúc bắt đầu ôn rồi mới thấy nó dễ không tả được, chắc chỉ khó hơn đề thi Anh Văn tốt nghiệp một chút thôi. Bạn bè mình nhiều đứa Anh Văn không giỏi nhưng tự ôn 2-3 tháng thi toàn được 7-800 điểm trở lên cả. Vì vậy nên các bạn nên bỏ tư tưởng sợ hãi đi nhé.
Ngoài ra, nội dung TOEIC là tiếng Anh thường nhật, công sở, chỉ có thể dùng khi đi xin việc được. Nếu bạn có ý định du học thì tập trung học và thi IELTS chứ đừng lấy bằng TOEIC làm gì nhé (Hồi đó mình rảnh nên thi cho vui thôi).
Thói quen của mình là chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và lên lịch rồi mới bắt đầu học và ôn tập, không phải học tới đâu tìm tới đó. Các bạn tự học, tự ôn thi hay gặp một trong 2 vấn đề sau:
Với trường hợp 1, các bạn có thể hỏi ý kiến/kinh nghiệm từ người thân, bạn bè hoặc… ra trung tâm học. Nói gì thì nói, tự học đòi hỏi bạn phải kiên trì và chịu khó xây dựng thói quen, khá là vất vả. Ngoài trung tâm họ sẽ có một kì thi nhỏ nhằm đánh giá trình độ của bạn, từ đó tư vấn lộ trình và lớp học phù hợp. Mình không học ngoài trung tâm nên không giới thiệu được trung tâm nào tốt đâu nhe.
Đa phần bạn bè của mình sa vào trường hợp 2, bỏ cả mấy ngày trời tải về đủ thứ sách vở, tư liệu cả vài GB, sau đó tẩu hỏa nhập ma vì … nhiều quá, chả biết học thế nào, bắt đầu từ đâu. Kinh nghiệm của bản thân mình là: Bạn không cần quá nhiều sách ôn tập, chỉ cần đủ và chất lượng thôi. Để chuẩn bị cho kì thi TOEIC mình chỉ đọc đúng 4 cuốn sách dưới đây.
Vốn mình định để các bạn tự tìm link nhưng thôi hôm nay đang vui, share link luôn: Download. Bạn nào down xong nhớ nhìn qua bên tay phải, bấm nút like cái fanpage của mình cái nào :P.
Bạn chỉ bỏ thời gian ra khoảng 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng mỗi ngày trong vòng 2 tháng là xong ngay. Luyện thi TOEIC hay IELTS thì đều phải trải qua 3 giai đoạn.
Sau 3 giai đoạn ôn luyện này, bạn đã có đủ khả năng để bước vào phòng thi và làm bài rồi. Nếu còn thời gian rảnh, bạn có thể xem thêm một số tips và trick để tăng điểm số. Tuy nhiên các bạn nên nhớ một điều là: Khả năng tiếng Anh mới là thứ quan trọng nhất giúp bạn đạt điểm cao, những tips trick này chỉ giúp bạn không mất điểm một cách vô duyên thôi.
Quá trình thi cũng không có điều gì đáng nói. Bạn tới trung tâm đăng kí, chọn ngày thi và đóng tiền. Tới hôm thi nhớ cầm theo CMND/passport rồi vào phòng thi là được. Chất lượng âm thanh khá ổn, mỗi người có một tai nghe riêng nên đừng lo về phần Listening. Mấy bài viết về những điều cần lưu ý, kinh nghiệm rút ra khi làm bài có thể tìm được khá dễ dàng trên mạng. Mình không chuyên về tiếng Anh bằng người ta nên không viết lại nhé.
Như đã nói ở đầu bài viết, TOEIC rất dễ, còn IELTS nằm ở một đẳng cấp cao và khó hơn TOEIC nhiều lắm, do đó quá trình ôn thi IELTS cũng lâu và lắm gian truân hơn nhiều. Ở phần 3, mình sẽ chia sẻ về quá trình ôn và thi IELTS “đầy mồ hôi xương máu” này. Các bạn cứ thoải mái chia sẻ kinh nghiệm/cách luyện thi của mình trong topic này nhé.