Tìm Hiểu Về Xuất Khẩu Lao Động

Tìm Hiểu Về Xuất Khẩu Lao Động

Germany hay còn gọi là nước Đức, một đất nước xinh đẹp nằm ngay trung tâm của Châu Âu, mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, yên bình với nền văn hóa lâu đời của nhân loại. Cũng như là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Chính vì vậy đây là một đất nước được nhiều người lao động từ các quốc gia khác nhau lựa chọn đến học tập và làm việc trong đó có Việt Nam.

TÌM HIỂU VỀ VISA VĨNH TRÚ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI NHẬT

Đăng ngày: 24-11-2020 bởi: Trang Nguyễn

Trong những năm gần đây, số lượng người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Với mục đích sang Nhật để học tập, tìm công việc ổn định, nguồn thu nhập cao, tìm kiếm kinh nghiệm, tay nghề từ một nước phát triển bậc nhất. Một phần trong số đó người lao động hay du học sinh còn có nguyện vọng được định cư tại Nhật để sinh sống và làm việc lâu dài. Vấn đề người nước ngoài ở lại lâu dài tại Nhật là hoàn toàn có thể với Visa Vĩnh trú.

Nếu trước kia điều kiện để xin visa vĩnh trú vô cùng khó khăn thì hiện tại, Nhật đã thực hiện nhiều chính sách nhằm nới lỏng, tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài được ở lại làm việc lâu dài tại Nhật. Với chương trình visa kỹ năng đặc định mới sẽ tạo điều kiện cho các lao động có cơ hội làm việc và sinh sống tại Nhật lâu dài hơn và hưởng được nhiều quyền lợi hơn, giống như một công dân Nhật.

1. Hiểu về Visa vĩnh trú tại Nhật

Visa vĩnh trú là loại visa cho phép người lao động được phép lưu trú trọn đời tại Nhật mà không bị giới hạn về thời gian lao động. Có được visa vĩnh trú người lao động nước ngoài sẽ không phải gia hạn thời gian lưu trú 1 năm, 3 năm, 5 năm như trước đây nữa.

Visa vĩnh trú được cấp cho người lao động nước ngoài sống tại Nhật với 2 tiêu chí sau:

- Cho người có đủ điều kiện và có dự định sinh sống lâu dài tại Nhật Bản.

- Cho những lao động có trình độ và chất lượng cao như một hình thức khuyến khích họ tới sinh sống và làm việc tại Nhật.

3. Điều kiện để được xét visa vĩnh trú cho người lao động nước ngoài

** Điều kiện xin visa vĩnh trú là phải sống liên tục tại Nhật từ 10 năm trở lên, có Visa đi làm ít nhất 5 năm. Tuy nhiên sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian nếu có vợ hoặc chồng là người Nhật hoặc người có vĩnh trú, khi đó chỉ cần sống ở Nhật trên 1 năm và kết hôn từ 3 năm trở lên là đạt yêu cầu.

- Nghiêm túc nộp các loại thuế bắt buộc như: thuế thị dân, thuế thu nhập cá nhân.

- Trong quá trình sinh sống và làm việc không làm điều trái pháp luật, không có tiền án, tiền sự.

- Có kinh tế ổn định và kỹ năng xã hội tốt:

- Có thu nhập ổn định, tiền tiết kiệm, tài sản riêng… phải đạt tối thiểu 300 man/năm.

- Có khả năng ngôn ngữ và hiểu biết nhất định trong đời sống thường ngày tại Nhật.

- Lưu trú tại Nhật trong khoảng thời gian ít nhất là 10 năm, trong đó có ít nhất 5 năm lưu trú dưới dạng visa lao động.

- Tôn trọng pháp luật Nhật Bản bao gồm việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như công dân Nhật Bản.

- Tạo ra lợi ích cho nền kinh tế Nhật bản.

** Ngoài những điều kiện trên người lao động sẽ được xét visa vĩnh trú nếu nằm trong các diện sau:

- Vợ hoặc chồng là người Nhật: chỉ cần kết hôn 3 năm và đã sinh sống tại Nhật 1 năm.

- Con của người Nhật: cần lưu trú tại Nhật 1 năm.

- Là người có visa lao động chuyên nghiệp kỹ thuật cao.

- Là vợ hoặc chồng của người có visa vĩnh trú.

Xem thêm: Tuyển dụng việc làm tại Nhật - Xuất cảnh 2021

Xem thêm: Chương trình tuyển dụng việc làm tại Nhật Bản

Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng  với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản

Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:

Phí công bố nội dung đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động bao nhiêu tiền?

Theo Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính là 100.000 Đồng.

III. Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Để thành lập công ty xuất khẩu lao động, cần tuân thủ theo yêu cầu mà pháp luật quy định. Căn cứ vào Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, Điều 15, Điều 22 đến Điều 28, Điều 32 đến Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Nghị định 47/2021/NĐ-CP, Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, Điều 12, Điều 15 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 ta cần:

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động: Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà ta cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều cần chuẩn bị các loại giấy tờ cơ bản như:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Danh sách cổ đông/ thành viên của công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần);

- Bản sao các giấy tờ: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông sáng lập/người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và một số thành viên khác của công ty theo quy định pháp luật; Quyết định thành lập công ty;Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp); Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền (Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác);

- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động

Nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc và nêu rõ lý do.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mặc dù đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xong để công ty có thể đi vào hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thì cần phải xin giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hồ sơ để cấp giấy phép gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp (Theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện đã nêu tại mục II trong bài;

- Trường hợp có sự thay đổi về nhân viên nghiệp vụ, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, doanh nghiệp dịch vụ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giấy tờ chứng minh quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.

- Trường hợp có sự thay đổi về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, doanh nghiệp dịch vụ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giấy tờ chứng minh quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.

Bước 6: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sau khi chuẩn bị xong sẽ được nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước - Thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Lệ phí cấp phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 8: Công bố, niêm yết giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin, doanh nghiệp dịch vụ phải niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.