Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn phản ánh học đến năm thứ 4 vẫn chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí theo quy định - Ảnh: N.T.
Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm
Theo nghị định 116, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học, được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành.
Sinh viên năm 2 khối ngành Sư phạm chờ đợi tiền hỗ trợ sinh hoạt phí
Một số sinh viên năm 2 khối ngành Sư phạm của Trường Đại học Sài Gòn (SGU) thông tin đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, cũng như các anh chị sinh viên khối ngành này hiện đang học năm 3 và năm 4, sinh viên năm 2 có đăng ký nhận tiền hỗ trợ sinh hoạt phí theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP hiện cũng đang bị nợ tiền.
Theo sinh viên, số tiền nợ từ ngày nhập học cho đến nay. “Việc trường chậm chi trả tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên, khiến cho chúng em khó khăn hơn về kinh tế, vì chọn học sư phạm cũng do được miễn học phí và có tiền hỗ trợ sinh hoạt phí để phụ giúp gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Do bị nợ tiền sinh hoạt phí, nên sinh viên chúng em phải vừa đi học vừa đi làm thêm nhiều hơn, ảnh hưởng đến kết quả học tập rất nhiều” - sinh viên này cho hay.
Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sẽ được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập hàng tháng.
Nhà trường đang làm việc với các ban ngành thành phố
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện Trường Đại học Sài Gòn xác nhận, có việc sinh viên năm 2 khối ngành Sư phạm của nhà trường hiện vẫn chưa được chi trả tiền hỗ trợ sinh hoạt phí.
Vị này cho biết, liên quan đến việc này có hai phần khác nhau: Một là Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ đặt hàng đào tạo thì hiện đang chờ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố chuyển kinh phí.
Hai là nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội thì Sở Tài chính thành phố sẽ chuyển kinh phí lại cho trường.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận về mặt kế hoạch, chủ trương chi trả tiền sinh hoạt phí cho sinh viên đang bị nợ trong thời gian vừa qua, còn phía trường đang làm việc với hai Sở này để chốt thời gian cuối cùng sinh viên có thể nhận được các khoản hỗ trợ này.
“Danh sách, đơn và số tài khoản của sinh viên trường cũng đã chuyển hết cho hai Sở này, nên các em sinh viên cứ chờ” – đại diện Trường Đại học Sài Gòn cho hay.
Đối với sinh viên khối ngành sư phạm của SGU mà gặp điều kiện kinh tế gia đình khó khăn do ảnh hưởng của việc này, đại diện trường cho hay, các em có thể liên hệ với Phòng Công tác sinh viên hay Phòng hợp tác doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của trường để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
“Nhà trường khẳng định rằng sẽ không để xảy ra bất cứ trường hợp sinh viên nào gặp điều kiện kinh tế gia đình khó khăn mà không thể đi học” – đại diện cho SGU nhấn mạnh.
Khoảng 1.500 sinh viên sư phạm trường Đại học Sài Gòn phải tạm ứng học phí, chưa nhận được trợ cấp sinh hoạt 3,63 triệu đồng một tháng theo quy định của Chính phủ.
Thạc sĩ La Thanh Hùng, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Sài Gòn chiều 9/11 cho biết việc chậm chi trả hai khoản hỗ trợ là do các tỉnh, thành chưa hoàn thành hợp đồng đặt hàng đào tạo với trường.
Chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm được quy định tại Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ, áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2021. Theo đó, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của cơ sở đào tạo và 3,63 triệu đồng một tháng chi phí sinh hoạt trong thời gian học. Kinh phí này từ nguồn ngân sách hàng năm chi cho giáo dục, đào tạo của các địa phương, bộ, ngành, không phải do trường đại học chi trả.
Ông Hùng cho biết 1.500 sinh viên đến từ 43 tỉnh, thành, thuộc khóa tuyển sinh năm 2021 và 2022. Trường Đại học Sài Gòn đã liên hệ với những địa phương này, nhưng đến nay chỉ Long An, Ninh Thuận ký quyết định đặt hàng đào tạo với số lượng 34 sinh viên thuộc khóa tuyển sinh năm 2021; một số đơn vị trả lời "không có nhu cầu đặt hàng giáo viên". Riêng với sinh viên có hộ khẩu tại TP HCM, trường đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo, đề nghị xem xét hỗ trợ, đưa các em này vào diện đặt hàng của thành phố để chi trợ cấp học phí, sinh hoạt nhưng cũng chưa được phản hồi.
"Trước mắt, sinh viên gặp khó khăn khi tạm ứng học phí cần làm đơn theo hướng dẫn của trường để được xem xét hỗ trợ. Riêng khoản trợ cấp sinh hoạt, trường phải chờ giải ngân từ các địa phương", ông Hùng nói.
Giáo viên trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM, trong một buổi học hồi tháng 10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Tình trạng sinh viên sư phạm chưa được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí từng xảy ra tại nhiều cơ sở đào tạo giáo viên.
Ông Lâm Thanh Minh, quyền Trưởng phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên, trường Đại học Sư phạm TP HCM, cho biết trong khoảng 1.500 sinh viên tuyển năm ngoái, 177 em thuộc đơn đặt hàng của TP HCM. Tuy nhiên, đến giờ thủ tục ký hợp đồng chưa hoàn thành.
Hồi cuối tháng 8, hơn 500 sinh viên năm thứ nhất (khóa tuyển sinh năm 2021) của trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng phản ánh việc chưa được nhận trợ cấp sinh hoạt, dù năm học 2021-2022 đã kết thúc. Theo Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Tuân, trường đã cho sinh viên làm đơn, sau đó gửi danh sách cho UBND TP Hà Nội, đề nghị hỗ trợ theo Nghị định 116. Ngày 8/11, ông Tuân cho biết các thủ tục, giấy tờ "đang được hoàn thiện".
Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, đến nay, gần 40 địa phương chưa triển khai "đặt hàng". Trong khi sinh viên chưa nhận được trợ cấp, các trường sư phạm cũng bị giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, việc triển khai nghị định 116 còn nhiều vướng mắc và sẽ đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị định này trong thời gian tới.