Ngày 11/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định hiện hành, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng, với thời gian hỗ trợ không quá 10 năm. Cụ thể là 30%, 25% và 10% của 22% mức thu nhập của hộ nghèo khu vực nông thôn lần lượt với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác.
Từ ngày 1/1/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng, với thời gian hỗ trợ không quá 10 năm. Cụ thể là 30%, 25% và 10% của 22% mức thu nhập của hộ nghèo khu vực nông thôn lần lượt với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng = 22% X mức thu nhập lựa chọn trừ đi mức hỗ trợ của Nhà nước.
Trong đó, mức thu nhập lựa chọn thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, mức thu nhập thấp nhất đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,5 triệu đồng.
Sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là 231.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ nghèo); 247.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ cận nghèo); 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).
Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự do được tiếp cận và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, hiện nay, nhiều tỉnh còn hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngoài mức quy định của Nhà nước. Do đó, số tiền thực đóng của người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các địa phương này sẽ thấp hơn trong thực tế.
Đồng thời, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Với mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng áp dụng từ ngày 1/7/2023, mức thu nhập tháng người tham gia lựa chọn để tính mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là 36 triệu đồng/tháng.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng theo quy định và được lựa chọn phương thức đóng linh hoạt, phù hợp thu nhập của bản thân.
Cụ thể như: đóng định kỳ (hằng tháng; 3 tháng/6 tháng/12 tháng một lần; nhiều năm một lần (không quá 5 năm/lần); hoặc đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (không quá 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là 231.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ nghèo); 247.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ cận nghèo); 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).